Thứ Ba, 25/06/2013 22:20

Sửa Nghị định về xăng dầu: Chưa xóa được bất hợp lý !

Dự thảo lần thứ 4 về Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu vẫn chưa tháo gỡ được những vướng mắc lâu nay

Bộ Công Thương vừa ban hành dự thảo lần thứ 4 về Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu với 1 phương án duy nhất, trong đó bảo lưu quan điểm trao quyền tự quyết giá xăng dầu cho doanh nghiệp (DN) và giữ nguyên nguyên tắc tính giá xăng dầu.

Thuế vẫn chồng thuế

Theo tinh thần của dự thảo, giá cơ sở được xác định bao gồm giá CIF (giá nhập về cộng với phí bảo hiểm và vận chuyển), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí định mức, quỹ bình ổn giá, lợi nhuận định mức, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT…

Theo các chuyên gia kinh tế, không chỉ giá bán lẻ xăng dầu phải gánh rất nhiều loại thuế, phí mà còn bất ổn ở cách tính.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, điểm mấu chốt không chỉ ở chỗ giá bán lẻ xăng dầu phải gánh rất nhiều loại thuế, phí mà còn bất ổn ở cách tính. Cụ thể, thuế nhập khẩu xăng dầu được tính trên giá xăng dầu nhập về cộng với phí bảo hiểm và vận chuyển (giá CIF), thuế suất được nhà nước quy định theo từng thời điểm. Đến thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước quy định giá trị loại thuế này được tính trên 10% tổng giá CIF cộng với thuế nhập khẩu xăng dầu. Thuế GTGT 10% được tính trên tổng giá CIF cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu xăng dầu, quỹ bình ổn, lợi nhuận định mức, chi phí định mức… “Với cách tính như vậy là thuế chồng thuế, phí chồng phí” - một chuyên gia kinh tế nhận định.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc điều chỉnh biên độ được tăng giá cho DN từ 7%-12% về 5%-8% không có nhiều ý nghĩa và không giải quyết được căn bản vấn đề còn tồn đọng của công thức nêu trên. “Giá cơ sở tính như trên là bao gồm cả yếu tố chủ quan, khách quan, bao gồm cả phần lãi của DN mà không phản ánh thật đúng biến động của giá thế giới. Cần bóc tách giá cơ sở này làm 2 phần: phần giá cơ sở chỉ đơn thuần là giá DN phải mua, nhà nước không can thiệp được; còn phần thuế, phí là những quy định nhà nước đưa ra đến đâu thì DN chấp hành đến đó” - ông Phong đề xuất.

“Bất ổn” quỹ bình ổn

Sau nhiều ý kiến tranh luận, một trong những điểm được kỳ vọng nhất trong dự thảo sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu là quỹ bình ổn giá. Ở dự thảo lần này, quỹ bình ổn được Bộ Công Thương đề xuất giữ nguyên và được hạch toán riêng, chỉ được sử dụng vào mục đích bình ổn giá trong phạm vi số dư quỹ, theo quy định của pháp luật.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nếu vẫn sử dụng quỹ bình ổn như từ trước đến nay thì hoàn toàn không cần thiết và có nhiều ý kiến nghi ngờ quỹ bị lạm dụng. Việc duy trì hoạt động của quỹ bình ổn là nội dung gây thất vọng nhất trong dự thảo này.

Một chuyên gia xăng dầu khác cho rằng nguyên tắc để thành lập và duy trì quỹ phải tuân thủ 3 yếu tố: nguyên tắc trích lập, nguyên tắc quản lý quỹ và sử dụng quỹ. “Ở đây, quỹ bình ổn xăng dầu bất cập ngay từ khâu trích lập, việc lấy tiền của người tiêu dùng để trích lập quỹ là không hợp lý” - chuyên gia này nhận định.

Theo vị này, Quyết định 04 của Chính phủ quy định trích lập quỹ bình ổn từ lợi nhuận trước thuế của DN, trong đó lợi nhuận trước thuế tính bằng doanh số trừ đi tổng chi phí, nếu số âm thì DN không phải trích nộp quỹ. Tuy nhiên, đến Thông tư 56 hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán quỹ bình ổn xăng dầu lại cho phép thay việc trích lập quỹ từ lợi nhuận trước thuế của DN bằng việc tính vào giá thành. Ông góp ý: Nếu vẫn lập quỹ bình ổn cần quay lại trích lập quỹ từ phần lợi nhuận trước thuế của DN.

Cần chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng trong bối cảnh hạn hẹp về nguồn thu ngân sách như hiện nay thì việc bán dầu thô và thu thuế xăng dầu gần như là “phao cứu sinh”. Tuy nhiên, cần có giải pháp chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Chẳng hạn hạ thuế suất và điều chỉnh cách tính thuế hợp lý, tránh tình trạng “thuế chồng thuế” như hiện nay.


Phương Nhung

Người lao động

Các tin tức khác

>   Giá dầu thô bất ngờ quay đầu tăng mạnh (25/06/2013)

>   Doanh nghiệp xăng dầu được tự tăng giá dưới 5% (25/06/2013)

>   Dầu sụt hơn 4%/tuần về sát mốc 93 USD/thùng (22/06/2013)

>   Dầu WTI lùi sâu về 95 USD/thùng, dầu Brent sụt gần 4% (21/06/2013)

>   Dầu giảm sau số liệu nguồn cung và thông tin từ Fed (20/06/2013)

>   Petrolimex ra tối hậu thư với cây xăng 'nhái' (19/06/2013)

>   Nga chuyển giàn khoan dầu từ Cuba sang Việt Nam (19/06/2013)

>   Dầu khôi phục mốc 98 USD/thùng khi căng thẳng Trung Đông tiếp diễn (19/06/2013)

>   Dầu rớt mốc 98 USD/thùng trước lo lắng về bạo loạn tại Syria (18/06/2013)

>   Dầu thô tăng gần 2%/tuần, chạm mức cao nhất 9 tháng (17/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật