Thứ Hai, 17/06/2013 08:24

Sẽ giãn quy định 1/3 thành viên HĐQT độc lập

Trước thực tế DN khó đáp ứng tiêu chuẩn 1/3 thành viên HĐQT là độc lập ngay trong năm 2013, UBCK sẽ xin Bộ Tài chính cho hoãn thực hiện quy định này.

Liên quan đến DN đại chúng, thông tin mới nhất từ Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng cho biết, trước thực tế DN khó đáp ứng tiêu chuẩn 1/3 thành viên HĐQT là độc lập ngay trong năm 2013, Ủy ban dự kiến sẽ xin Bộ Tài chính cho hoãn thực hiện quy định này.

Quy định DN đại chúng phải có 1/3 thành viên HĐQT là độc lập được đề cập trong Thông tư 121/2012/TT-BTC, có hiệu lực từ 17/9/2013. Tuy nhiên, ghi nhận của Người quan sát tại nhiều DN cho thấy, việc có đủ 1/3 thành viên HĐQT độc lập là quá khó, nhất là tại những DN có cơ cấu cổ đông nhỏ lẻ chiếm chủ đạo. Văn bản pháp quy được ban hành căn cứ theo các thông lệ về quản trị DN tiên tiến trên thế giới, bản thân cơ quan quản lý cũng mong muốn các DN đại chúng (có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên, có trên 100 cổ đông đại chúng) hướng theo tiêu chuẩn này, tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, thị trường cần thêm thời gian mới đáp ứng được. Bản thân quy định 1/3 thành viên HĐQT độc lập khi đưa vào văn bản luật với mong muốn HĐQT có cơ cấu cổ đông cân bằng, trong đó, có đại diện cổ đông lớn, có thành viên độc lập để vừa tăng tính trí tuệ, chuyên nghiệp trong định hướng hoạt động của DN, vừa là đối trọng khách quan, chân thực nhất để hạn chế sự lạm quyền của các cổ đông lớn. Tuy nhiên, riêng 1.000 DN trên sàn (HNX, HOSE, UPCoM), số thành viên HĐQT độc lập cần có để đáp ứng quy định tại Thông tư 121 tối thiểu phải là 2.000 người. Chưa kể còn hàng nghìn công ty đại chúng, nếu muốn đáp ứng quy định 1/3 HĐQT độc lập, thì nhu cầu về loại nhân sự này lên đến con số cả chục nghìn người.

Trong khi đó, quan sát Đại hội đồng cổ đông, cơ quan quyền lực cao nhất của DN cho thấy, tại mùa đại hội thứ 13 của TTCK Việt Nam, rất nhiều DN đã phải tổ chức đại hội lại lần 2, lần 3, do số lượng cổ đông tham dự quá hạn chế. Nhiều DN tổ chức được đại hội lần đầu, nhưng trong cả diễn đàn thông tin - đối thoại giữa Ban lãnh đạo và cổ đông, hầu như không có ý kiến góp ý hay phản biện nào từ phía cổ đông. Hiếm có đại hội nào cổ đông thực hiện đúng quyền lợi của mình, quyền chất vấn, quyền được minh bạch thông tin, quyền biểu quyết theo quan điểm của riêng mình.

Một NĐT cá nhân có cổ phiếu tại 20 DN niêm yết chia sẻ với ĐTCK, sau nhiều lần độc thoại tại các đại hội, anh đã rút ra 1 kinh nghiệm: đó là đi đại hội sẽ rủ bạn đi cùng. Người bạn sẽ nhận giấy ủy quyền từ 1 cổ đông khác với nhiệm vụ duy nhất của anh ta là đứng lên, phát biểu ủng hộ quan điểm của anh ta, khi anh ta lên tiếng chất vấn HĐQT, Ban lãnh đạo DN.

Có nhiều yếu tố khiến ý thức về quyền cổ đông của NĐT tại Việt Nam còn thấp (sở hữu nhỏ lẻ, tâm lý đầu tư lướt sóng, không nắm rõ luật, không muốn thể hiện chính kiến…), nhưng chính tổ chức quyền lực cao nhất tại DN còn lỏng lẻo như vậy thì mong muốn DN có một HĐQT chuyên nghiệp, khách quan với 1/3 thành viên là độc lập ngay lúc này là không khả thi.

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Nghi án lấy tiền tại Chứng khoán Đại Việt: Cùng đưa nhau ra công an (17/06/2013)

>   17/06: Bản tin đầu tuần (17/06/2013)

>   Những dấu mốc để đời của Vn-Index (15/06/2013)

>   Doanh nghiệp bết bát, cổ phiếu vẫn đắt khách (14/06/2013)

>   14/06: Bản tin 20 giờ qua (14/06/2013)

>   MBB: Công ty 28.1 bán hơn 2.5 triệu cp nhưng không báo cáo (13/06/2013)

>   TTCK: Tháng 6 củng cố tại vùng kháng cự! (14/06/2013)

>   MAC: Ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (13/06/2013)

>   HMH: Nghi quyết HĐQT (13/06/2013)

>   Lãi suất margin vẫn còn cao (13/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật