Thứ Ba, 11/06/2013 06:29

Né điện giá cao, doanh nghiệp thép làm đêm

Chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ thép giảm sút khiến nhiều doanh nghiệp thép chỉ duy trì 30-50% công suất, nhiều doanh nghiệp chuyển hẳn giờ sản xuất sang ban đêm để né giá điện giờ cao điểm, tiết giảm chi phí sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp thép đã chuyển sang sản xuất hẳng ban đêm để né điện giá cao -

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online Online ngày 10-6, ông Trần Thanh Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thép Đông Nam Á ở thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, từ khi giá điện tăng 5% từ cuối 2012 đến nay, thép Đông Nam Á đã chuyển sang sản xuất vào ban đêm, từ 8 giờ tối đến 8 giờ sáng hôm sau.

Ông Hoàng giải thích thép Đông Nam Á hoạt động từ tháng 4-2008 với một lò luyện phôi công suất 150.000 tấn/năm và một nhà máy cán thép thành phẩm công suất 70.000 tấn/năm. Tuy nhiên hiện nay nhà máy chỉ còn chạy 50% công suất.

Hiện nhà máy thép của Đông Nam Á sử dụng điện theo cấp điện áp từ 22 kV đến 110 kV. Theo cơ cấu giá bán lẻ điện đang áp dụng, giá điện cho sản xuất giờ bình thường của cấp điện này bằng 85% so với mức giá bán điện bình quân năm (giá điện bình quân hiện nay là 1.437 đồng/kWh), giờ thấp điểm bằng 53% và giờ cao điểm bằng 156%.

Ông Hoàng cho biết với việc chuyển về sản xuất một ca vào ban đêm, sử dụng điện giờ thấp điểm thì công ty tiết kiệm được khoảng 1 triệu đồng/tấn sản phẩm nếu so với sản xuất ban ngày và giờ cao điểm phải chịu giá điện cao hơn nhiều.

Hiện nay để sản xuất mội tấn phôi thép mất khoảng 680 kWh điện và cho sản xuất thép thành phẩm mất khoảng 150-180 kWh/tấn.

Ông Hoàng tính toán, hiện nay công ty trả khoảng 6 tỉ đồng tiền điện cho sản xuất mỗi tháng. Nếu giả sử sắp tới giá điện cho sản xuất tăng 5% theo dự thảo cơ cấu giá bán lẻ điện vừa được Bộ Công Thương công bố thì công ty sẽ trả thêm gần 300 triệu đồng nữa cho tiền điện, khi đó tình hình công ty sẽ càng thêm khó.

Trong khi đó, qua trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, bà Nguyễn Thị Xuân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thép Thái Bình Dương cho biết trong giai đoạn tiêu thụ giảm như hiện nay thì hầu hết các nhà máy thép đều điều tiết giờ sản xuất, tránh sản xuất giờ cao điểm để giảm chi phí tiền điện.

Bà Xuân cho biết hiện nay Công ty thép Thái Bình Dương chỉ chạy 30 - 40% công suất nhưng tiêu thụ cũng không dễ. Nhà máy thép Thái Bình Dương tại thành phố Đà Nẵng có công suất thiết kế 300.000 tấn thép xây dựng mỗi năm và 120.000 tấn phôi/năm.

Giá điện bán cho sản xuất thép, xi măng và các ngành sản xuất khác dự kiến sẽ tiếp tục tăng nếu quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Bộ Công Thương soạn thảo được Chính phủ phê duyệt, có hiệu lực dự kiến áp dụng từ ngày 1-7 tới.

Văn Nam

tbktsg

Các tin tức khác

>   Hai công ty bị “tố” có tham vọng độc quyền thị trường inox (08/06/2013)

>   Thất thu ngàn tỷ vì khoáng sản xuất lậu (05/06/2013)

>   Kinh doanh thép cần "sân chơi" lành mạnh (31/05/2013)

>   Mỹ điều tra cáo buộc về bán phá giá thép dây nhập (15/05/2013)

>   Thép nhập khẩu giảm (10/05/2013)

>   Ngành thép lao đao (01/05/2013)

>   Nhập siêu thép vẫn lớn (01/05/2013)

>   Sẽ kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu (11/04/2013)

>   Ngành thép cần "giải cứu" khẩn cấp (03/04/2013)

>   Lượng thép tồn kho tăng mạnh (02/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật