Chủ Nhật, 30/06/2013 09:30

Làm gì để đẩy lui đường lậu ?

Trước những ý kiến cho rằng, ngành mía đường VN xảy ra tình trạng nhập lậu là do giá trong nước quá cao, ông Nguyễn Hải - Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường VN cho rằng điều này không chính xác vì những nước xuất khẩu đường đang có chính sách bảo hộ.

Theo ông Hải, cùng với lượng đường tạm nhập tái xuất, con số đường nhập lậu có thể lên tới gần 500 ngàn tấn/năm, tương đương bằng 1/3 sản lượng đường sản xuất trong nước. Như vậy, mỗi năm nhà nước mất gần 500 tỉ đồng thuế và nghiêm trọng hơn nữa là hàng triệu nông dân trồng mía lại rơi vào điệp khúc “trồng - chặt”.

- Nhưng cũng phải khẳng định rằng giá đường trong nước quá cao chính là nguyên nhân để đường nhập lậu của Thái Lan có mặt ở thị trường VN ?

Điều này không đúng, bởi Thái Lan, ngành mía đường nước này có một Ủy ban quốc gia điều hành theo Luật mía đường năm 1984. Theo luật này có lập quỹ mía đường từ tiền thuế để lại để bình ổn cho ngành. Luật mía đường quy định 3 quota A,B và C, mỗi DN mía đường của Thái Lan đều phải có nghĩa vụ thực hiện quota A cung ứng cho nhu cầu nội địa với giá bán luôn cao hơn giá XK và giá thương mại thế giới; quota B cho các hợp đồng dài hạn cung ứng quốc tế mà Thái Lan đã ký kết. Cuối cùng là quota C - đây là quota thặng dư, các DN đường tự do XK mà không cần chứng từ, và với quota C này bán giá thấp cỡ nào họ cũng có lãi vì phần lãi chính đã được đảm bảo ở quota A và B. Điểm đặc biệt của luật định này nhằm bảo đảm giúp người trồng mía có lãi.

Năm 2008, một phái đoàn của Bộ NN- PTNT đã cùng với hiệp hội đi khảo sát tại Thái Lan và Trung Quốc cho thấy, giá đường tại các siêu thị bán cho người tiêu dùng bản địa có giá rất cao so với giá XK. Điều này được các DN các nước này cho biết là để bảo hộ ngành mía đường trong nước.

- Nếu như vậy ta có thể dùng biện pháp phòng vệ không, thưa ông ?

Với vấn đề đường nhập lậu thì xử lý bằng các chính sách thuế. Nếu các sản phẩm này bị các khoản thuế theo luật định ở VN như thuế bán hàng, thuế thu nhập DN… thì giá sẽ cao và cuộc cạnh tranh sẽ công bằng hơn. Điều này thể hiện rõ nét nhất là khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 193/2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, qua đó tăng mức thuế nhập khẩu đối với các loại đường thuộc nhóm 17.01 được điều chỉnh từ 15% lên 40% đã hạn chế được việc xin nhập khẩu đường hàng năm của các DN chế biến thực phẩm. Còn riêng đối với lượng đường nhập khẩu chính thức qua quota C của Thái Lan, ta có thể sử dụng thuế chống bảo hộ nếu như chứng minh được chính phủ nước này thực sự có chính sách hỗ trợ DN.

- Tuy nhiên, theo cơ quan Hải quan, có hiện tượng một số DN sản xuất mía đường có dấu hiệu không hợp tác với cơ quan Hải quan khi đến xác minh chứng từ về lượng đường nhập lậu ?

Hiệp hội có nhận được một số ý kiến phàn nàn từ phía cơ quan hữu quan qua việc để các đối tượng buôn lậu lợi dụng các chứng từ mua bán thực với các DN mía đường để quay vòng. Về vấn đề này, hiệp hội chúng tôi chỉ khuyến cáo chứ không thể ngăn cấm các DN. Vì khi mua hàng, các “đầu nậu” luôn sử dụng danh nghĩa là các hộ kinh doanh cá thể, các DN tư nhân khác nhau để mua đường. Tuy vậy, chúng tôi cũng yêu cầu các DN mía đường cũng nên lưu ý trong quá trình ghi hóa đơn và giấy xuất kho cần thể hiện rõ các chi tiết về phương tiện vận chuyển, nơi đến... để cơ quan chức năng có thêm chi tiết trong việc kiểm tra, xác định ngăn chặn đường nhập lậu.

- Vậy theo ông, để chống buôn lậu đạt hiệu quả cao thì vấn đề đầu tiên cần phải làm hiện nay là gì ?

Thời gian qua, cùng với việc ký kết, phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục Hải quan, hiệp hội cũng đã phát hành văn bản kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan quản lý đề nghị lưu ý về tình trạng buôn lậu trá hình qua con đường tạm nhập tái xuất để tuồn hàng vào VN. Riêng đối với đường nhập lậu bị bắt giữ, tịch thu xử lý nên bán chỉ định cho một đầu mối thuộc nhà nước hoặc siêu thị nội địa để tránh chứng từ “quay vòng”.

Quốc Chánh

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Dệt may, giày da đăng ký bảo hiểm thất nghiệp nhiều nhất (30/06/2013)

>   Xuất khẩu 6 tháng: 11 mặt hàng và 15 thị trường “tỷ đô” (29/06/2013)

>   Đấu giá cá tra trên sàn quốc tế (29/06/2013)

>   Sáp nhập 2 nhà máy, bệnh viện về lọc dầu Dung Quất (28/06/2013)

>   Đầu tư ngành giấy: Không thể đủng đỉnh (28/06/2013)

>   Kim ngạch xuất khẩu điện thoại “qua mặt” dầu thô (28/06/2013)

>   Viettel trần tình chuyện trượt thầu tại Myanmar (28/06/2013)

>   Bosch sẽ đầu tư 55 triệu USD vào Việt Nam tới 2015 (28/06/2013)

>   Viettel trượt đấu thầu viễn thông Myanmar (28/06/2013)

>   Petrolimex lo không có tiền nộp thuế xăng dầu (28/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật