Thứ Tư, 26/06/2013 10:00

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ngân hàng phải tích cực vì doanh nghiệp

Chiều 25-6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc tiếp xúc cử tri là doanh nhân TP.HCM. Chủ tịch nước đề nghị lúc nào TP.HCM cũng phải ở thế chủ động phát huy năng động, sáng tạo. Trước mắt, TP cần tập trung các nguồn lực, ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với các cử tri là doanh nhân của TP.HCM tại buổi tiếp xúc chiều 25-6

“Gà chiên bơ thơm lắm nhưng không ăn được”

"Đầu vào trong nông nghiệp phụ thuộc nước ngoài khá nhiều và họ đã bắt đầu chi phối giá"

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Đó là ví von của ông Huỳnh Văn Minh - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM - khi đề cập những chính sách mang tính hỗ trợ để vượt qua khó khăn trong kinh tế hiện nay, trong đó có gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng cho ngành bất động sản.

Theo ông Minh, đến nay gói hỗ trợ này vẫn chưa đi vào thực tế, chưa có doanh nghiệp tiếp cận được vì các chính sách hiện nay chỉ mang tính tạm thời, ngắn hạn, chưa thể giải quyết được các vấn đề tồn đọng.

Ngành kinh doanh vàng bạc kêu trời vì một số chính sách kiểu “sáng nắng chiều mưa” - theo cách gọi của ông Nguyễn Văn Dưng (chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP).

Ông lo lắng rồi đây không biết ngành nghề này còn tồn tại hay không. Ông Dưng phàn nàn thủ tục cấp phép kinh doanh vàng miếng hiện nay gây khó khăn cho doanh nghiệp, trong khi khối này cho rằng đây là thủ tục không cần thiết. Hiện mới có khoảng 40 doanh nghiệp trong số khoảng 3.000 doanh nghiệp ở lĩnh vực này được cấp phép.

Khái quát bức tranh chung về doanh nghiệp, Chủ tịch nước nhấn mạnh cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong nước đều gặp khó. Nông nghiệp còn sức sống nhưng bắt đầu gặp khó. Khối đầu tư trực tiếp nước ngoài ổn định. Ông nhìn nhận đã kiểm soát được lạm phát nhưng trả giá khá đắt. Dù thành công ở mục tiêu này nhưng do kéo dài nên sự chịu đựng của nền kinh tế rất mệt mỏi.

Chủ tịch nước đề nghị cộng đồng doanh nghiệp TP, đội ngũ doanh nhân phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, tìm mọi cách hỗ trợ nhau. Khối ngân hàng thương mại với tư cách là doanh nghiệp phải vào cuộc tích cực vì doanh nghiệp chết thì ngân hàng cũng sẽ bước theo.

Theo Chủ tịch nước, cuộc gặp gỡ với doanh nhân sẽ là cơ sở thực tiễn để lãnh đạo trung ương làm việc với các bộ, ngành và sau đó sẽ đề nghị quay lại TP.HCM cùng tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn.

Nhấn mạnh thị trường là yếu tố quyết định để phục hồi và phát triển sản xuất, Chủ tịch nước cho biết trung ương đang quyết liệt mở các thị trường khối EU, Hàn Quốc, kể cả Trung Quốc...

“TP.HCM vẫn là đầu tàu kinh tế của đất nước nên sự tiến bộ, phát triển của TP, nhất là trong năm nay, sẽ ảnh hưởng rất tốt đến cả nước” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Đặt trọng tâm vào nông nghiệp, nông dân

Bà Lê Thị Giàu (Công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây) cho rằng đã đến lúc phải kêu cứu cho ngành nông nghiệp. Một thực tế, theo bà Giàu, là Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp không nhỏ, nhưng nông dân không trực tiếp được hưởng lợi nhiều từ sự đầu tư ấy. Cùng suy nghĩ như bà Giàu, TS Nguyễn Bách Phúc - chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM - cho rằng đã có chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp nhưng cũng cần xem nông dân - những người đang mua giống, phân bón và sản xuất ra sản phẩm để bán lại - như một dạng doanh nhân, để quan tâm có những chính sách hỗ trợ.

“Quốc hội giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng thực tế nông dân chẳng được bao nhiêu trong ấy” - TS Phúc đánh giá. TS Nguyễn Bách Phúc đề nghị kỳ họp tới Quốc hội hãy đặt trọng tâm vào nông nghiệp và nông dân. Bởi người nông dân được sống bình đẳng như mọi người chính là nền tảng để ổn định xã hội.

Chủ tịch nước đánh giá nông nghiệp đang là một trong những lực kéo chủ lực của nền kinh tế, liên quan trực tiếp đến 70% dân số. Nhưng ý nghĩa lớn lao hơn nữa là giá trị gia tăng, lợi nhuận thực tế thu về trong nông nghiệp cao hơn hẳn các ngành khác.

Ông cho rằng lưu ý của các cử tri doanh nhân về nông nghiệp là hoàn toàn đúng, còn nhiều chuyện phải làm, nhất là giải quyết đầu vào và giải quyết đầu ra trong nông nghiệp. “Tôi mong rằng những doanh nhân đang kinh doanh trong lĩnh vực này hết sức cố gắng. Còn những khó khăn như tôi vừa nói, trung ương hết sức chú ý và sớm tìm hướng hỗ trợ, tháo gỡ” - Chủ tịch nước khẳng định.

 Sáng 25-6, tiếp xúc cử tri tại Q.11, trả lời thắc mắc về việc trả lương cho cán bộ hưu trí thông qua bưu điện khiến người nhận lương cảm thấy không thoải mái, khi cần thắc mắc về lương thì không được giải đáp, ông Lê Thanh Hải - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM - đề nghị ngành lao động - thương binh và xã hội bàn bạc và tìm hiểu thật kỹ để đáp ứng nguyện vọng của cán bộ hưu trí. Ông Hải lưu ý cần tạo mọi thuận lợi cho người dân mà các thủ tục không phải tốn tiền và mất thời gian của bà con.

Q.Thanh - V.Sự - H.Điệp

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Vay USD ở nước ngoài để né lãi suất VNĐ (26/06/2013)

>   Mới 1-2 trường hợp vay được từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng (26/06/2013)

>   Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh (25/06/2013)

>   Sẽ gia hạn các khoản vay thu mua tạm trữ thóc, gạo (25/06/2013)

>   Ngân hàng Mizuho Corporate Bank CN TpHCM và Hà Nội đổi tên gọi (25/06/2013)

>   Phó tổng Sovico trở thành Tân Chủ tịch của DaiABank (25/06/2013)

>   Gói tín dụng 30.000 tỉ đồng: Không vay được vì thiếu hướng dẫn (25/06/2013)

>   Nhà băng bơm tiền, đổ trăm ngàn tỷ vào đâu? (25/06/2013)

>   Indovina Bank xin tăng vốn điều lệ lên 200 triệu USD (25/06/2013)

>   Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu! (24/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật