Thứ Ba, 11/06/2013 15:01

Chiến lược kế toán - kiểm toán đến 2020, tầm nhìn 2030: Nâng cao hiệu quả công cụ quản lý kinh tế

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán (KT-KT) đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đây là tiền đề và động lực quan trọng để nâng tầm hoạt động kế toán, kiểm toán nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả, minh bạch hóa nền kinh tế nước nhà nói chung.

Tầm nhìn dài hơi

Đánh giá về tầm vóc, ý nghĩa quan trọng sẽ ảnh hưởng thế nào đến hoạt động KT-KT Việt Nam hiện nay của Chiến lược KT-KT đến năm 2020, tầm nhìn 2030, PGS.TS Đặng Thái Hùng - Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán (Bộ Tài chính) cho biết, hoạt động KT-KT cũng như nhiều lĩnh vực trong xã hội muốn phát triển cần có chiến lược để vừa định hướng vừa xác định mục tiêu, có giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu ấy. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hình thành phát triển hơn 50 hoạt động kế toán và 20 năm hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành một chiến lược cho sự phát triển dài hơi.

Lĩnh vực KT-KT với chức năng là tạo lập hệ thống thông tin về kinh tế - tài chính - ngân sách phục vụ cho việc điều hành và quyết định kinh tế của Nhà nước cũng như bản thân mỗi đơn vị tổ chức và có vai trò quan trọng đi đôi với sự phát triển kinh tế của đất nước qua từng thời kỳ. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng thông tin KT-KT ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới là rất cấp thiết.

Chiến lược KT-KT đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được đặt ra trong bối cảnh nêu trên, hướng đến tạo lập hệ thống KT-KT Việt Nam đáp ứng được yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, dần hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế. Phấn đấu đến 2030, Việt Nam có một hệ thống KT-KT thực sự của kinh tế thị trường, tương đồng với thông lệ quốc tế.

Vai trò cốt yếu

PGS.TS Đặng Thái Hùng cho hay, Bộ Tài chính được xác định là cơ quan tham mưu cho Chính phủ quản lý công tác KT-KT. Trong việc tổ chức thực hiện chiến lược Bộ Tài chính có 4 trách nhiệm chính:

Thứ nhất, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, phê duyệt, chỉ đạo kế hoạch thực hiện nội dung chiến lược theo kế hoạch từng giai đoạn và cụ thể hóa chi tiết cho từng năm.

Thứ hai, hướng dẫn đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao sẽ xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, nội dung có liên quan đến chiến lược. Hoạt động KT-KT bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, Bộ Tài chính có trọng trách xây dựng tổ chức thực hiện các phần việc liên quan đến chiến lược cho các bộ quản lý theo lĩnh vực, các cơ quan quản lý theo chuyên ngành, địa phương quản lý theo địa bàn.

Thứ ba, chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan kiểm tra việc thực hiện chiến lược, đánh giá rút kinh nghiệm từng năm, có đánh giá sơ kết định kỳ 5 năm.

Thứ tư, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu nội dung chiến lược trong trường hợp cần thiết.

Chiến lược KT-KT bao quát nhiều hoạt động mà nội dung quan trọng là hoàn thiện hành lang pháp lý về KT-KT. PGS.TS Đặng Thái Hùng cho hay, trong năm 2013, Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh việc hoàn thiện và ban hành các thông tư hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập, 37 Chuẩn mực Kiểm toán vừa được Bộ Tài chính ban hành (có hiệu lực từ 1/1/2014); xây dựng và hoàn thiện dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kế toán và kiểm toán độc lập.

Bộ Tài chính sẽ nhanh chóng nghiên cứu thảo luận đề xuất những nội dung sửa đổi Luật Kế toán 2003, cho phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay; Tiếp tục cập nhật hoàn thiện các chuẩn mực kế toán liên quan đến hoạt động của các DN, đặc biệt là hoạt động trên thị trường chứng khoán - tài chính dần phù hợp, tương thích với chuẩn mực quốc tế; ban hành một số chế độ kế toán cho hoạt động dự trữ nhà nước, quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, kế toán công…; ban hành các văn bản pháp luật phục vụ cho mô hình Tổng Kế toán Nhà nước...

5 mục tiêu lớn phát triển KT-KT đến năm 2020:

-Tạo lập hệ thống KT-KT hoàn chỉnh.

-Xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý KT-KT phù hợp với thông lệ quốc tế.

-Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về KT-KT, đẩy mạnh giám sát hoạt động KT-KT, giám sát thực thi pháp luật hoạt động KT-KT cũng như hoạt động hành nghề KTKT.

-Phát triển mạnh nguồn nhân lực trong KT-KT ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực về cả số lượng và chất lượng.

-Tăng cường quan hệ hợp tác và thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực KT-KT với các tổ chức quốc tế về KT-KT trong khu vực và thế giới.

Bộ Tài chính đã có chủ trương trình Chính phủ nâng vị thế của Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán lên thành Cục Quản lý, giám sát Kế toán - Kiểm toán, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng chính sách, điều hành và giám sát, quản lý hoạt động KT-KT trong nền kinh tế. Quyết định này phù hợp với mục tiêu Chiến lược KT-KT đến năm 2020, tầm nhìn 2030.


bộ tài chính

Các tin tức khác

>   SHS: Quyết định của HĐQT về sửa đổi điều lệ (11/06/2013)

>   Khối ngoại chi 448 tỷ đồng để gom gần 7 triệu cp VIC (11/06/2013)

>   Phân tích Intermarket: Cách tiếp cận và Ứng dụng (11/06/2013)

>   Góc Broker: Tiền nào cũng là tiền! (11/06/2013)

>   VIC: Thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (11/06/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 11/06: Khối ngoại gom gần 7 triệu cổ phiếu VIC (11/06/2013)

>   EIB lại thỏa thuận khủng, trị giá 277 tỷ đồng (10/06/2013)

>   Việt Nam có tận dụng được cơ hội 2 năm? (10/06/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 10/06: Thanh khoản vượt 2,000 tỷ, VN-Index vẫn giảm mạnh (10/06/2013)

>   Chứng khoán Việt Nam “nóng” thứ 7 thế giới (10/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật