Thứ Hai, 06/05/2013 13:36

Vì sao không nên “Sell in May and Go Away”?

Trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5 hàng năm, câu ngạn ngữ “Bán tháng 5 và đi chơi” (Sell in May and Go Away) lại được đem ra bàn tán sôi nổi và là cái cớ để bán cổ phiếu. Và kịch bản lặp đi lặp lại sau đó không có gì khác ngoài việc tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 thường là các tháng yếu kém nhất trong năm của S&P 500.

* 5 thị trường chứng khoán nóng nhất thế giới 2013

* Dow Jones chạm 15,000; S&P 500 vượt 1,600 trong phiên giao dịch lịch sử của phố Wall

Tuy nhiên, thậm chí nếu mỗi mùa có mỗi sự kiện khác nhau thì khi tuyết rơi tại Minnesota vào tháng 5, người Trung Tây cần phải dùng các thiết bị và máy thổi tuyết chứ không phải máy cắt cỏ.

Theo báo cáo Investor Alert hàng tuần của U.S. Global Investors, nhà đầu tư hãy xem xét nghiên cứu đầy khích lệ sau đây: S&P 500 đã tăng 6 tháng liên tiếp. Được biết, kể từ năm 1950 đến nay, hiện tượng này đã xảy ra 48 lần. Thống kê cho thấy sau 6 tháng liền leo dốc, thị trường vẫn tiếp tục tăng điểm. Khoảng 60% trong số 48 đợt tăng giá trên, S&P 500 tăng 0.79% trong tháng tiếp theo, 84% S&P 500 tăng 3.5%, 7.77% và 11.77% trong 3, 6 và 12 tháng tiếp theo.

Bên cạnh đó, báo cáo cho thấy nền kinh tế tạo thêm 165,000 việc làm trong tháng 4 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 7.5%, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2008.

Thông tin tích cực này xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cam kết mua vào trái phiếu thêm một tháng nữa. Đồng thời, Chủ tịch Fed Ben Bernanke cho biết Fed sẵn sàng tăng/giảm tốc độ mua trái phiếu.

Nếu điều này không đủ để duy trì sự tiếp tục của “thị trường giá lên”, nhà đầu tư hãy xem xét động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Tại cuộc họp chính sách trong tuần trước, Chủ tịch ECB Mario Draghi đã hạ lãi suất xuống 0.5% lần đầu tiên trong 10 tháng sau số liệu sản xuất yếu kém của 4 nền kinh tế lớn nhất tại Eurozone. Theo đó, lĩnh vực sản xuất của Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha đều suy giảm.

Ông Tim Steinle – Giám đốc quản lý danh mục của Emerging Europe Fund – cho biết động cơ thúc đẩy ECB hạ lãi suất là nếu các quốc gia ngoại vi gặp khó khăn thì các quốc gia trung tâm cũng sẽ bị suy yếu.

Tính đến phiên giao dịch ngày 30/04, S&P 500 đã tăng ngoạn mục 12.74% vì thế nếu muốn cơ cấu lại danh mục tại thời điểm này, nhà đầu tư có thể xem xét các ngành có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng chung của toàn thị trường (underperformed). Chẳng hạn như, nhìn vào mức sinh lời từ đầu năm đến nay của các ngành, chúng ta có thể nhận thấy một xu hướng thú vị. Các nhóm cổ phiếu y tế, tiện ích, tiêu dùng thiết yếu và tiêu dùng không thiết yếu đều leo dốc hơn 15%, mạnh hơn so mặt bằng chung của thị trường. Trong khi đó, các công ty thuộc lĩnh vực nguyên vật liệu, năng lượng và công nghiệp đều có mức tăng trưởng thấp hơn so với chỉ số thị trường.

Trong các ngày gần đây, dường như “điểm uốn” đã xuất hiện khi các nhóm cổ phiếu yếu kém này bắt đầu tăng tốc. Trong báo cáo gửi nhà đầu tư trong tuần trước, U.S. Global Investors cho biết các nhóm cổ phiếu chu kỳ như y tế, tiêu dùng thiết yếu, tiện ích và viễn thông đã tỏ ra yếu thế hơn so với các ngành còn lại. Kể từ khi mùa lợi nhuận bắt đầu vào ngày 24/04 thì đến ngày 03/05, các nhóm cổ phiếu năng lượng, công nghiệp và nguyên vật liệu gần như là các nhóm ngành tăng trưởng tốt nhất thị trường.

Theo U.S. Global Investors, nhà đầu tư có thể đã đặt kỳ vọng quá lớn vào các công ty thuộc nhóm phòng thủ và quá bi quan với các nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ. Vì thế khi nhìn nhận về đà tăng trưởng toàn cầu cải thiện; các nhóm cổ phiếu năng lượng, công nghiệp và nguyên vật liệu rất dễ bay cao.

Tuần trước, cả ba chỉ số chính đều tăng điểm mạnh với Dow Jones 1.78%, S&P 500 2.03% và Nasdaq vọt 3.03%. Chỉ số Russell 2000 của các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ cũng ghi nhận mức tăng 2.05%.

Phân tích SWOT S&P 500

S&P 500 liên tục xác lập mức cao kỷ lục mới khi các nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ dẫn dầu trong đợt đảo ngược xu hướng gần đây. Tuần trước, U.S. Global Investors nhấn mạnh, nhiều khả năng chúng ta đang ở tại “điểm uốn” của thị trường vai trò dẫn dắt của các nhóm cổ phiếu phòng thủ như viễn thông, tiêu dùng thiết yếu, chăm sóc sức khỏe và tiện ích dần bộc lộ dấu hiệu mờ nhạt. Một tuần không đủ để làm nên xu hướng nhưng dường như các nhóm cổ phiếu này đã mất khả năng dẫn dắt.

Điểm mạnh

  • Công nghệ là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong tuần qua với đà phục hồi hết sức mạnh mẽ. Các cổ phiếu có mức tăng trưởng mạnh hơn so với mức tăng trưởng bình quân chung của toàn thị trường bao gồm Advanced Micro Devices, Seagate Technology và Apple.
  • Năng lượng là nhóm cổ phiếu tăng trưởng mạnh thứ hai trên thị trường trong tuần qua nhờ lợi nhuận khả quan của Pioneer Natural Resources và Ensco; cổ phiếu ngành than cũng phục hồi cùng với đà tăng mạnh của Consol Energy và Peabody Energy.
  • Advanced Micro Devices là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường với mức bứt phá hơn 36%. Được biết, công ty này là chủ đề chính của các tin đồn về mua bán sáp nhập (M&A). Tin đồn này đã xuất hiện từ lâu nhưng mức tăng giá mạnh càng làm gia tăng niềm tin rằng tin đồn này là sự thật.

Điểm yếu

  • Tiện ích là nhóm cổ phiếu giảm giá mạnh nhất thị trường trong tuần qua với diễn biến trái chiều từ các cổ phiếu thành phần. Dường như đang có sự đổi vai trò giữa các ngành khi các nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ ngày càng được ưa thích.
  • Lĩnh vực dịch vụ viễn thông cũng đạt được mức tăng trưởng thấp hơn so mặt bằng chung của toàn thị trường trong tuần qua với cổ phiếu Verizon rớt 1.77% sau diễn biến khá ổn định trong tuần trước đó bất chấp đà rớt mạnh 3.2% của cổ phiếu AT&T.
  • Oneok Inc là cổ phiếu rớt giá mạnh mạnh nhất của S&P 500 trong tuần qua khi lao dốc đến 7.32% do lợi nhuận thấp hơn so với kỳ vọng.

Cơ hội

  • Thị trường tiếp tục leo dốc dù phải đối mặt với rất nhiều lo lắng và rũ bỏ các thông tin xấu cũng như tăng mạnh khi có tin tốt.
  • Các ngân hàng trung ương toàn cầu đang áp dụng mọi biện pháp có thể khôi phục đà tăng trưởng của nền kinh tế. ECB vừa hạ lãi suất đúng như kỳ vọng bấy lâu nay của thị trường.

Thách thức

  • Sự điều chỉnh của thị trường sẽ không có gì là bất ngờ sau khởi đầu khá mạnh mẽ vào đầu năm nay.
  • Kỳ vọng đối với các nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ vẫn còn thấp, cho phép thị trường có thể tiếp tục tăng điểm khi các công ty này đáp ứng được kỳ vọng. Nếu nền kinh tế toàn cầu sa sút, thị trường sẽ không giảm quá mạnh.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   ADB chú trọng mục tiêu phát triển bền vững ở châu Á (05/05/2013)

>   Đức ủng hộ kéo dài thời gian giảm chi tiêu cho Pháp (05/05/2013)

>   Suy thoái vẫn tiếp diễn ở Eurozone trong năm 2013 (05/05/2013)

>   Nước Pháp vẫn chìm sâu trong cơn khủng hoảng (05/05/2013)

>   Giảm tệ quan liêu có thể đem lại hàng chục tỷ USD (04/05/2013)

>   Bồ Đào Nha đưa ra các biện pháp giảm chi tiêu mới (04/05/2013)

>   EC: “Suy thoái kinh tế ở Cộng hòa Síp còn kéo dài” (04/05/2013)

>   Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ xuống thấp nhất từ 2008 (03/05/2013)

>   Ấn Độ hạ lãi suất ba tháng liên tiếp (03/05/2013)

>   IMF: Châu Âu vẫn cần tiếp tục "thắt lưng buộc bụng" (03/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật