Thứ Ba, 14/05/2013 11:12

Trung Quốc nợ ngập đầu

Tình trạng bùng nổ tín dụng ở Trung Quốc (TQ) đã khiến nhiều doanh nghiệp gánh chịu những khoản nợ lớn và các chính quyền địa phương vướng vào vòng nợ nần hàng tỉ nhân dân tệ. Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ ước tính nợ của chính phủ trung ương TQ tương đương 15% giá trị nền kinh tế nước này vào cuối năm 2012.

Việc vay mượn để cấp kinh phí cho các dự án công khiến nợ nần của Trung Quốc tăng lên.

Nợ đến 200% GDP

Đài CNN đã nêu ra một thông tin bất ngờ hơn: Nếu khoản nợ của tập thể và hộ gia đình ở TQ cũng được tính đến, tổng số nợ của nước này tăng lên đến hơn 200% tổng sản phẩm nội địa (GDP). So với các nước đang phát triển khác, TQ đứng hàng đầu về mặt nợ nần.

Gần đây, các nhà phân tích của Ngân hàng UBS đặt vấn đề hết sức rõ ràng: Chúng ta có nên lo lắng về vấn đề nợ của TQ hay không? Theo họ, câu trả lời là một tiếng “Có” dứt khoát. Các nhà phân tích lo ngại rằng hoạt động tín dụng ở TQ đang trở nên không hiệu quả và đạt đến một quy mô có thể làm suy yếu dần sự tăng trưởng nếu chính phủ trung ương bị buộc phải hỗ trợ các chính quyền địa phương hoặc các cơ quan không trả được nợ.

Thực ra, sự vay mượn tràn lan ở TQ đã từng đem lại lợi ích. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, chính phủ TQ đã ra lệnh mở ra các kênh tín dụng. Khi ấy, ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã hưởng ứng lệnh của chính phủ, cung cấp tài chính cho các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng có quy mô lớn.

Vốn đầu tư gia tăng đã giúp TQ vượt qua cuộc khủng hoảng trên một cách khá yên ổn. Sự tăng trưởng GDP giảm nhẹ xuống mức 8% sau khi đã tăng lên đến 10%. Thế nhưng, quan trọng là TQ đã thoát được tình trạng khó khăn mà các quốc gia khác phải trải qua.

Những nhận định trái chiều

Vấn đề ở đây là sự cấp phát tín dụng một lần nữa lại đang tăng lên nhưng sự tăng trưởng không được cụ thể hóa, điều đó đã khiến một số người nghi ngờ liệu kinh tế TQ có đang bị trì trệ hay không. Các kinh tế gia của Ngân hàng UBS nhận định rằng dường như sự gia tăng tín dụng hiện nay ở TQ đã không còn đạt hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế như trước. Trong khi đó, tình hình tài chính của các chính quyền địa phương ở TQ vẫn mang tiếng là không rõ ràng và quan hệ đối tác với các doanh nghiệp địa phương đặc biệt u ám.

Mức độ nợ nần của chính quyền địa phương hiện cao đến mức vào một thời điểm nào đó, Bắc Kinh có thể bị buộc phải gánh lấy một phần số nợ này. Thế nhưng, một số nhà phân tích khác cho rằng nỗi phiền muộn nợ nần của TQ đã bị cường điệu do vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Theo họ, TQ có tài sản hàng ngàn tỉ USD có thể được sử dụng để trả nợ.

Chẳng hạn như đất đai mà các chính quyền địa phương sở hữu có thể đem bán đi để chống đỡ cho các xí nghiệp quốc doanh. Thêm vào đó, nền kinh tế TQ vẫn còn tăng trưởng khoảng 7%-8%/năm, một tốc độ đủ nhanh để giải quyết được phần nhiều trong gánh nặng nợ nần đang gia tăng.

Ngô Sinh

Người lao động

Các tin tức khác

>   Các doanh nghiệp của Anh lạc quan hơn về kinh tế (13/05/2013)

>   Xin lỗi sao mới đúng (13/05/2013)

>   Xuất khẩu gạo Thái Lan có thể giảm 6% trong 2013 (13/05/2013)

>   Thâm hụt thương mại Anh giảm nhẹ trong tháng Ba (12/05/2013)

>   Indonesia đẩy nhanh dự án năng lượng lớn nhất ĐNÁ (12/05/2013)

>   OPEC dự đoán nhu cầu dầu mỏ năm nay vẫn tăng (12/05/2013)

>   Sharp sa thải 5.000 nhân viên, chuyển đổi chiến lược (11/05/2013)

>   Giá nhà đất tại Anh tiếp tục tăng mạnh trong tháng 4 (09/05/2013)

>   Trung Quốc không cắt giao dịch với ngân hàng của Triều Tiên (08/05/2013)

>   Toàn cầu hóa dẫn đến triệu hồi xe hàng loạt? (08/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật