Thứ Sáu, 24/05/2013 10:26

Thị trường vàng đã không còn “sóng lớn”

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, trước đây, một trong những nhân tố khiến tỷ giá thường xuyên trong tình trạng căng thẳng là do tác động từ biến động trên thị trường vàng, do hai thị trường này luôn có mối liên kết và tác động chặt chẽ. Đến nay, áp lực từ thị trường vàng đến thị trường ngoại hối rõ ràng đã giảm hẳn. Mục tiêu chuyển từ huy động và cho vay vàng sang quan hệ mua – bán cũng đã thực hiện được.

Nhìn nhận về Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và điều hành thị trường vàng của NHNN thời gian qua, TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng:

Nghị định 24 là cơ sở để triển khai các kế hoạch, biện pháp nhằm lập lại trật tự trên thị trường vàng. Cho đến bây giờ, cái mà NHNN đã làm được là thiết lập cơ chế, hạ tầng cơ sở cho thị trường vàng. Hiện chúng ta thấy thị trường vàng không còn bị những xáo trộn như trước đây; không còn cảnh dân chúng đổ xô mua vàng ngay cả khi giá vàng xuống mạnh.

Áp lực từ thị trường vàng đến thị trường ngoại hối hiện đã giảm hẳn

Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu rất lớn khác và mang tính “tối hậu” của Nghị định 24 là ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế cũng đang từng bước được thực hiện. Vàng không còn là phương tiện thanh toán và mang ra “đo đếm” nữa. Trước đây, mua nhà người dân tính theo vàng; cưới hỏi quan tâm đến của “hồi môn” là bao nhiêu cây, bao nhiêu chỉ vàng… Hiện tượng này rõ ràng đã giảm mạnh trong thời gian qua.

Mặt khác, trên thị trường ngoại hối cũng đã thấy sự ổn định trong suốt năm 2012 và tới lúc này (nếu có những biến động cũng chỉ là rất nhỏ).

Trước đây, một trong những nhân tố khiến tỷ giá thường xuyên trong tình trạng căng thẳng là do tác động từ biến động trên thị trường vàng, do hai thị trường này luôn có mối liên kết và tác động chặt chẽ. Đến nay, áp lực từ thị trường vàng đến thị trường ngoại hối rõ ràng đã giảm hẳn. Mục tiêu chuyển từ huy động và cho vay vàng sang quan hệ mua – bán cũng đã thực hiện được. Không còn ngân hàng nào được phép huy động và cho vay vàng nữa.

Chúng ta chỉ còn phải giải quyết nốt những khoản huy động và cho vay đã tồn tại trong quá khứ của một số ngân hàng. NHNN yêu cầu các TCTD tất toán trạng thái vàng vào 30/6 tới. Điều này cũng sẽ giúp cho thị trường dần ổn định hơn và đóng góp vào tiến trình thực hiện chống vàng hóa đặt ra.

Tuy nhiên, hiện giá vàng trong nước vẫn cao hơn khá nhiều giá vàng thế giới, thưa ông?

Điều này khó và không thể làm được trong một sớm một chiều. Mục tiêu trước hết là lập lại trật tự trên thị trường vàng, rồi qua những phiên đấu thầu NHNN đã cung ra một lượng vàng không nhỏ để dần đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thực tế đến giờ NHNN đã cung ra gần 20 tấn vàng. Đây là nỗ lực rất đáng kể của NHNN. Tuy nhiên chừng đó mới đủ để phục vụ mục tiêu tất toán trạng thái vàng của các TCTD.

Có nghĩa, sau khi các TCTD tất toán xong trạng thái vàng (sau ngày 30/6) giá vàng trong nước sẽ về sát với giá vàng thế giới?

Tôi cho rằng, chắc chắn là giá vàng thế giới và trong nước sẽ không tiệm cận nhau ngay được như kỳ vọng, mà sẽ sát lại dần dần. Bởi với việc “cơn khát vàng” của các NHTM được hóa giải thì thị trường sẽ ổn định hơn. Dự đoán trong vòng 3 tháng sau tất toán thì giá sẽ ổn định, không còn biến động nhiều.

Dù giá vàng trong nước sẽ vẫn còn chênh với giá thế giới nhưng có thể không còn cao ở mức 5 - 6 triệu đồng như vừa qua. Sau đó, giá sẽ giảm tiếp sâu hơn, còn giảm đến mức bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào cung của NHNN và cầu thực tế của thị trường.

Theo tôi, do nhu cầu vàng trong nước vẫn còn cao và thị trường vàng trong nước không liên thông với thế giới nên có lẽ NHNN vẫn cần tiếp tục bơm một lượng vàng nữa (qua các phiên đấu thầu) vào thị trường để cung - cầu dần gặp nhau, giúp giá vàng ổn định và theo hướng giảm thêm.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu NHNN cung một lượng lớn vàng ra thị trường với giá thấp thì có thể lập tức đưa giá vàng về sát giá thế giới. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

Tất nhiên NHNN có thể làm điều này. Chẳng hạn ngay ngày mai NHNN có thể đẩy ra thị trường 10 tấn vàng với giá sát giá thế giới. Giá vàng lúc đó có thể sẽ xuống rất nhanh. Nhưng nếu làm như thế sẽ dẫn đến những hệ lụy rất lớn.

Thứ nhất, sẽ gây thiệt hại cho dự trữ quốc gia, vì sẽ phải sử dụng rất nhiều dự trữ ngoại tệ vào đây.

Thứ hai, hành động này có thể dẫn đến một luồng đầu cơ mới. Bởi, nếu có một lượng vàng lớn, giá thấp được cung ra, giới đầu cơ sẽ lao vào ngay khi họ hiểu tâm lý người Việt Nam là vẫn luôn muốn nắm giữ vàng. Sau đó, họ sẽ tìm cách này, cách khác đẩy giá lên.

Thứ ba, NHNN không có đâu nguồn lực để cứ chạy theo giữ giá vàng theo kiểu “hành chính” như thế. NHNN không thể cung ứng ra một lượng vàng không có giới hạn cho thị trường trong khi nguồn lực của họ chỉ là hữu hạn. Thành ra phải để thị trường dần tự điều chỉnh, còn NHNN phát huy vai trò quản lý.

Bên cạnh đó, nếu nhìn dưới góc độ thị trường thì NHNN là nhân tố trực tiếp tham gia thị trường. Và đã là “tay chơi” trên thị trường thì cũng phải tuân theo quy luật thị trường, không thể dùng quá nhiều biện pháp hành chính để cố kéo giá vàng xuống.

Đỗ Lê

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Tăng nhẹ, vàng lên mốc 40,92 triệu đồng mỗi lượng (24/05/2013)

>   Vàng tăng vọt gần 25 USD/oz trước đà sụt giảm của TTCK toàn cầu (24/05/2013)

>   Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán hết vàng (23/05/2013)

>   VAFI lại muốn áp thuế VAT 10% với vàng miếng, trang sức (23/05/2013)

>   Giá vàng giảm mạnh, USD tự do tăng trở lại (23/05/2013)

>   Vàng giảm hơn 10 USD/oz sau tín hiệu QE trái chiều từ Ben Bernanke (23/05/2013)

>   Đại biểu Quốc hội phê phán điều hành thị trường vàng của NHNN (23/05/2013)

>   Ngày 23/5, đấu thầu tiếp 1 tấn vàng (22/05/2013)

>   Chuyện kể của vàng (22/05/2013)

>   Báo cáo đại biểu Quốc hội về dự án bôxit, thị trường vàng (22/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật