Thứ Hai, 27/05/2013 16:25

GS-TS Nguyễn Đình Kháng - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Chính trị học:

Không để “lợi ích nhóm” móc túi người lao động

“Lúc kinh tế khó khăn này, tôi càng thấy phải cảm ơn nông dân Việt Nam - những người luôn chịu thương, chịu khó duy trì cuộc sống cho mình và tham gia cứu giúp cả nền kinh tế đất nước” - GS Nguyễn Đình Kháng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Chính trị học - bày tỏ. GS Kháng cũng cho rằng một trong những thủ phạm gây những méo mó cho nền kinh tế hiện nay chính là “lợi ích nhóm”, phải được ngăn chặn kịp thời.

Phục hồi kinh tế VN chủ yếu dựa vào nông nghiệp

- Thưa GS, đã trở thành quy luật, mỗi khi kinh tế thế giới xấu đi, kinh tế VN cũng bị tác động; tuy nhiên lần này ảnh hưởng của kinh tế thế giới đối với đất nước nặng nề hơn rất nhiều? GS có thể lý giải vấn đề này?

- Khủng hoảng kinh tế thế giới lần này bắt đầu từ 2008, bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính tại Mỹ, lan rộng khắp, đặc biệt ở Châu Âu với mức độ khốc liệt. Cuộc khủng hoảng tác động vào VN có độ trễ - cuối năm 2010, nhưng sâu, rộng. Bão khủng hoảng kinh tế thế giới đổ vào làm ảnh hưởng lớn đến mọi thành phần kinh tế trong nước. Điều này dễ hiểu, bởi thực thể nền kinh tế của ta không khỏe: Thành phần kinh tế nhà nước thì đầu tư dàn trải, chồng chéo, lãng phí vốn, lãng phí đất (thu hồi của nông dân chỉ dùng được 50%, còn lại bỏ hoang), hiệu quả thấp...

Thành phần kinh tế tập thể chưa có được các mô hình xuất sắc để nhân rộng, vẫn là tình trạng ăn non, tìm kiếm lợi nhuận ngắn... Kinh tế tư nhân non nớt, rất ít kinh nghiệm trong kinh doanh, sản xuất. Với đầu tư nước ngoài, sau nhiều năm “trải thảm” mời gọi ta có được ít kết quả thì khủng hoảng, họ phải rút về nước... Những khó khăn rất lớn, đây cũng chính là lý do mà các đại biểu Quốc hội cho rằng báo cáo của Chính phủ trước QH về tình hình kinh tế-xã hội đất nước vừa qua là chưa sát với mức độ thực tế đời sống.

- Nhận định của GS về kinh tế thế giới và trong nước sắp tới? Dư luận hiện rất nóng lòng về điều này?

- Đến nay, khó khăn kinh tế thế giới có giảm dần. Trục Mỹ - Châu Âu - Trung Quốc đã có lối ra, hy vọng cuối 2014-2015 tình hình sẽ đỡ hơn. Tuy nhiên, một số vùng khác thử thách vẫn quyết liệt, khủng hoảng vẫn như chìm đắm. Nước ta khả năng phục hồi không nhanh được, bởi xử lý nợ xấu còn chưa có lối ra. Khả năng phục hồi kinh tế của ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp, dựa vào các ngành dịch vụ trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài. Theo tôi, thách thức lớn nhất, còn dài của VN là vấn đề trả nợ vốn.

Không để “lợi ích nhóm” làm tổn hại lợi ích của NLĐ

- Theo GS, nói một cách ngắn gọn nhất thì đâu là vấn đề cần tháo gỡ để đem lại thực thể khỏe mạnh, vững chắc cho nền kinh tế VN về lâu dài?

C.Mác nói “những nước nghèo xuất khẩu lương thực không phải bởi họ no, mà là vì họ đói”. Vậy nên, những đồng ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu gạo của người nông dân phải được tiêu dùng thế nào? Xét về mặt kinh tế, xa hơn cũng phải tính không nên quá say sưa với việc xuất khẩu gạo, vì đây là sự trao đổi không ngang giá trị. Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ta, người nông dân luôn là người chịu thiệt thòi nhất. Vậy nên càng không được phép để “lợi ích nhóm” móc túi người dân lao động. Những mức lương của các lãnh đạo Vinafood 1, Vinafood 2 mà Kiểm toán Nhà nước công bố vừa qua theo tôi thật sự phản cảm nếu so sánh với đời sống, thu nhập của người nông dân hiện nay!

GS-TS Nguyễn Đình Kháng

- Tư duy lại cho đúng để có chỉ đạo đúng và điều chỉnh kịp thời những lệch lạc trong kinh tế. Phải kiên định con đường CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, không được dao động để rồi có những chính sách, đường hướng lệch lạc.

Mở cửa, hội nhập nhưng phải bất di bất dịch việc xây dựng nền kinh tế tự chủ. Đặt ra thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế là chính xác - tái cơ cấu lực lượng sản xuất, tái cơ cấu quan hệ sản xuất. Trong thế trận kinh tế nhiều thành phần, phải nhất quán với định hướng, vai trò của mỗi thành phần kinh tế...

Việc củng cố lại thành phần kinh tế nhà nước cần có được sự thống nhất. Việc chỉ đạo, điều hành phải được tính toán kỹ, cẩn trọng. Không để “lợi ích nhóm” lấy hết giá trị thặng dư của xã hội, làm tổn thất lợi ích của người lao động chân chính. Chính sách sai khiến còn khiến cho giá trị thặng dư của nước mình bị chảy vào túi của người nước ngoài.

Chính sách điều hành ngoại tệ của ta theo tôi là ổn, nhưng về vàng rất lúng túng. Sự chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước cho thấy có vấn đề cần phải tháo gỡ? Về chính sách lãi suất, hạ mức gửi tiền thì dân phải chịu, nhưng mức cho vay thực tế không hạ thì chỉ “béo” các “ông ngân hàng”, kể cả ngân hàng nước ngoài, các tổ chức đầu tư tín dụng nước ngoài.

- Xin cảm ơn GS!

Minh Tâm

lao động

Các tin tức khác

>   Đà giải thể doanh nghiệp đang chậm lại (27/05/2013)

>   Đồng hồ nước “nhảy múa”, dân lãnh đủ (27/05/2013)

>   Vung ngàn tỉ, giờ bỏ không (27/05/2013)

>   Xăng dầu đang lãi khủng (27/05/2013)

>   Đầu ra bị tắc, vay vốn làm gì? (27/05/2013)

>   Chính sách linh hoạt, hợp lý (27/05/2013)

>   Tạo sản phẩm khác biệt (26/05/2013)

>   Nới lỏng nhiều quy định cho doanh nghiệp vận tải (27/05/2013)

>   Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 10,7 tỷ USD (26/05/2013)

>   Các chỉ số sản xuất công nghiệp đang được cải thiện (26/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật