Thứ Năm, 16/05/2013 14:17

Indonesia tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp 5,75%

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) Darmin Nasution, người sẽ mãn nhiệm vào ngày 22/5/2013, cho biết cuộc họp về chính sách tiền tệ do ông chủ trì lần cuối hôm 16/5 đã quyết định tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp 5,75% tháng thứ 15 liên tiếp, cho dù áp lực lạm phát có khả năng gia tăng nếu chính phủ quyết định tăng giá xăng dầu được trợ giá từ tháng Bảy tới.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) Darmin Nasution

Trong hai tháng qua, lạm phát ở Indonesia đã tăng lên 5,9% trong tháng Ba và 5,9% trong tháng Tư, cao hơn mức mục tiêu 5,5% của BI.

Chuyên gia Andry Asmoro thuộc Ngân hàng nhà nước Mandiri cho rằng quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp 5,75% của BI là đúng đắn, bởi tăng lãi suất trong bối cảnh hiện nay cũng không giải quyết được vấn đề lạm phát, do lạm phát gia tăng xuất phát chủ yếu từ biến động giá lương thực thực phẩm và các mặt hàng do chính phủ kiếm soát.

Hơn nữa, tuy tỷ lệ lạm phát trong tháng Tư đứng ở mức tương đối cao 5,9%, song tỷ lệ lạm phát cơ bản đã giảm từ 4,21% trong tháng trước đó xuống 4,12% và nhất là biến động của lạm phát chủ yếu không phải do nhu cầu mà là do những cú sốc tạm thời về giá thực phẩm, và động thái này hoàn toàn khác với việc lạm phát do tăng giá nhiên liệu gây ra.

Tuy nhiên ông Andry Asmoro lưu ý rằng BI có thể sẽ phải thắt chặt tiền tệ nếu áp lực lạm phát tăng mạnh từ việc tăng giá nhiên liệu. Trong tuần, Chính phủ Indonesia đã công bố kế hoạch tăng giá nhiên liệu ở mức 44% với xăng và 22% với dầu được trợ giá.

Nhà kinh tế hàng đầu của Credit Suisse, Santitarn Sathirathai nhận xét quyết định này nếu được thực hiện sẽ là một “cú sốc lớn” về mặt kinh tế-xã hội, và là một “canh bạc lớn” trước thềm cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào giữa năm tới, đòi hỏi Chính phủ Indonesia phải có các chính sách, biện pháp an sinh xã hội đi kèm để đảm trật tự, ổn định và an ninh xã hội, nhất là đối với tầng lớp người nghèo và thu nhập thấp. Và nếu không có các biện pháp kiềm chế thì chỉ riêng việc tăng giá nhiên liệu có thể đẩy tỷ lệ lạm phát năm 2013 lên 8%.

Trong tháng Năm, các Ngân hàng Trung ương Ấn Độ, Hàn Quốc và Australia đã cắt giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất do xuất khẩu yếu gây áp lực lên tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Indonesia cũng không “miễn dịch” trước xu hướng sụt giảm này của xuất khẩu toàn cầu, khi nền kinh tế đã tăng trưởng ở nhịp độ chậm nhất trong hai năm qua, và chỉ đạt 6,02% trong quý 1/2013.

Thống đốc Darmin Nasution nói rằng nguy cơ lạm phát cao và tăng trưởng chậm lại chính là hai thách thức lớn nhất cho chính sách tiền tệ của BI. Với trọng tâm của chính phủ duy trì và gia tăng đầu tư mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng GDP, thì việc tăng lãi suất và mức độ tăng lãi suất của BI sẽ phụ thuộc đáng kể vào hoạt động đầu tư.

Theo Bloomberg, trong năm 2012, đồng nội tệ rupiah của Indonesia có hiệu suất tồi tệ nhất ở châu Á, sau đồng yen của Nhật Bản.

Việt Tú

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Nhật Bản chính thức kích hoạt ngân sách khổng lồ (16/05/2013)

>   Liệu đồng euro mệnh giá 1 xu và 2 xu có bị hủy bỏ? (16/05/2013)

>   GDP trong quý 1 của Italy tiếp tục sụt giảm 0,5% (16/05/2013)

>   Anh có thêm 15.000 người thất nghiệp trong quý 1 (16/05/2013)

>   Đức đạt tốc độ tăng trưởng rất thấp trong quý I (15/05/2013)

>   Bức tranh kinh tế toàn cầu với các gam màu sáng tối (15/05/2013)

>   Fitch nâng bậc xếp hạng tín dụng dài hạn của Hy Lạp (15/05/2013)

>   EU không đạt được thỏa thuận về chống trốn thuế (15/05/2013)

>   Tình trạng mất cân bằng thu nhập đã trở nên tồi tệ (15/05/2013)

>   Kinh tế Pháp rơi vào suy thoái (15/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật