Thứ Bảy, 25/05/2013 11:38

Doanh nghiệp săm lốp nội hẹp cửa bành trướng

Nhu cầu sử dụng săm lốp tăng là cơ hội lớn cho tham vọng bành trướng của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng điều này có khả thi?

Doanh thu sụt giảm, nhưng các doanh nghiệp săm lốp trong nước vẫn có lãi

Kinh doanh bấp bênh

So với quý I/2012, doanh thu thuần quý I/2013 của các doanh nghiệp săm lốp giảm bình quân 9,35%. Tuy nhiên, giá cao su tự nhiên sụt giảm trên phạm vi toàn cầu, khiến giá vốn các doanh nghiệp giảm tới 17%.

Vậy nên, lãi gộp của 3 doanh nghiệp săm lốp đang niêm yết là Công ty Cao su Đà Nẵng (DRC), Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina) và Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC) đều tăng so với quý 1/2012, với mức tăng bình quân 28%.

Trong 3 tên tuổi trên, dù DRC chỉ chiếm thị phần thứ hai trên thị trường, nhưng nhờ cách đầu tư hiệu quả, tập trung vào sản phẩm chủ lực, không đầu tư ngoài ngành như Casumina và SRC, nên luôn có kết quả kinh doanh tốt nhất.

Giới phân tích cho rằng, DRC sẽ dẫn đầu ngành về mức tăng trưởng ổn định trong 5 năm tới do là doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất lốp radial.

Trong khi đó, Casumina được biết đến là doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế về nguyên liệu, khi giá cả tương đối ổn định, đặc biệt giá cao su thiên nhiên ít biến động. Song vài năm trở lại đây, mức tăng trưởng một số nhóm sản phẩm truyền thống của Casumina như lốp xe máy, xe đạp, săm xe đạp bị giảm. Casumina cũng gặp nhiều bất lợi ở dòng sản phẩm dành cho ô tô, khi người dùng có xu hướng chuộng các dòng sản phẩm lốp không săm, lốp xe tải bán thép, toàn thép.

Dự kiến, trong 2 năm tới, doanh thu và lợi nhuận của Casumina khó tăng trưởng mạnh, do đang trong giai đoạn đầu tập trung đầu tư cho nhà máy lốp radial toàn thép. “Đây là giai đoạn bản lề quyết định sự thành công hay thất bại của Casumina trong chiến lược kinh doanh 2015 - 2020. Chúng tôi đặt mục tiêu là mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Mỹ và duy trì ổn định thị trường nội địa”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐQT Casumina cho biết.

Trong khi đó, SRC có bề dày lịch hơn 50 năm, nhưng đến nay, sức cạnh tranh kém hơn so với các doanh nghiệp trong ngành. Vài năm trở lại đây, tình hình kinh doanh của SRC ngày càng suy giảm do đang loay hoay việc tái cấu trúc và thiếu định hướng về sản phẩm chủ đạo.

Tuy nhiên, SRC đã có kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý đầu năm 2013, với lãi ròng 18,4 tỷ đồng, tăng 93,58% so với quý 1/2012. Thừa thắng xông lên, trong khi Casumina, DRC vẫn chưa đưa ra kế hoạch cụ thể cho quý tới, thì SRC đã có Nghị quyết HĐQT thông qua kế hoạch kinh doanh quý II/2013, với doanh thu thuần dự kiến đạt 270 tỷ đồng, lợi nhuận chiếm 7-10% doanh thu (tương ứng 19-27 tỷ đồng).

Cạnh tranh gay gắt

Theo Bộ Công thương, nhu cầu sử dụng xe nội địa không ngừng tăng lên. Trong đó, lượng xe máy sẽ có mức tăng khoảng 2 triệu xe/năm đến năm 2015 và đến năm 2020 sẽ giảm về khoảng 1,8 triệu xe/năm; xe ô tô từ nay đến năm 2015 sẽ tăng khoảng 2,8 lần. Riêng dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăng trưởng mạnh, chiếm 70% nhu cầu thị trường.

Đây là cơ hội lớn cho tham vọng bành trướng của 3 doanh nghiệp lớn thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem) trong thời gian tới. Nhưng điều này có khả thi?

Hiện ngành săm lốp đang bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, mà còn với doanh nghiệp nước ngoài như Bridgestone, Yokohama, Cheng Shin... Thêm vào đó là nguồn sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trong cuộc chơi này, các doanh nghiệp nội vướng phải nhiều rào cản khách quan và điểm yếu nội tại của mình. Họ vẫn chủ yếu sản xuất các sản phẩm lốp bias truyền thống, chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, các sản phẩm lốp radial toàn thép sẽ vấp phải cạnh tranh mạnh từ các doanh nghiệp nước ngoài, vốn đang chiếm hơn 50% thị phần.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp, dù ngành này nằm trong dự án phát triển trọng điểm. Quỹ đất lớn để phục vụ sản xuất khan hiếm, trong khi lao động không đủ trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển.

Anh Hoa

báo đầu tư

Các tin tức khác

>   Minexco trốn đăng ký công ty đại chúng? (28/05/2013)

>   HTC: Ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2013 (24/05/2013)

>   HDO: Báo cáo thường niên năm 2012 (24/05/2013)

>   NBB: BCTC HN Q1-2013 (24/05/2013)

>   MPC: Lãi hợp nhất quý 1 giảm hơn 70%, chỉ đạt 6% kế hoạch (25/05/2013)

>   CX8: Mức trả cổ tức năm 2013 vượt lợi nhuận sau thuế (25/05/2013)

>   CII: Thu phí cầu Rạch Chiếc mới (24/05/2013)

>   VMD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 29 (24/05/2013)

>   GMD: Giải trình biến động lợi nhuận sau thuế Q1-2013 (24/05/2013)

>   VSH: Năm 2013 đặt kế hoạch lợi nhuận 226 tỷ đồng, cổ tức 10% (24/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật