Thứ Sáu, 10/05/2013 15:46

DN họ Sông Đà “góp gạo thổi cơm chung”

Tăng vốn thông qua việc sáp nhập là chủ trương của nhiều doanh nghiệp trong “họ” Sông Đà trong mùa ĐHCĐ năm nay.

Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, ông Dương Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT CTCP Sông Đà 9 (SD9) cho biết, Công ty đã thông qua chủ trương sáp nhập CTCP Sông Đà 9.01 (S91) và dự kiến việc sáp nhập sẽ được thực hiện vào đầu năm 2014. Theo ông Thắng, đây là chủ trương của Tập đoàn Sông Đà trong việc tái cơ cấu mô hình hoạt động của các công ty con theo hướng sáp nhập các công ty “cháu” về công ty con. Về phương án sáp nhập, lãnh đạo SD9 cho biết, Công ty sẽ thực hiện theo hình thức hoán đổi cổ phần. Theo đó, SD9 sẽ phát hành cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ số cổ phiếu của S91, về tỷ lệ hoán đổi phải căn cứ vào thị giá thực tế tại thời điểm thực hiện phát hành, thông qua tổ chức tư vấn là CTCK.

SD9 dự kiến sẽ sáp nhập vào S91 đầu năm 2014

Trước đó, CTCP Sông Đà 7 (SD7) cũng vừa thực hiện sáp nhập SD702 vào CTCP Thủy điện Cao Nguyên Sông Đà 7 - một công ty con của SD7, bằng hình thức hoán đổi cổ phiếu.

Việc sáp nhập doanh nghiệp để nâng cao năng lực tài chính, tiết giảm chi phí trong giai đoạn khó khăn là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp tính đến. Tại ĐHCĐ năm nay, cổ đông CTCP Sông Đà 6 (SD6) đã đồng tình về việc sáp nhập CTCP Sông Đà - Hoàng Long vào SD6. SD6 hiện đang nắm giữ 26% vốn của Sông Đà - Hoàng Long (công ty này thành lập từ năm 2009, có trụ sở tại HH6 - Khu đô thị Nam An Khánh, Hoài Đức Hà Nội với vốn điều lệ 100 tỷ đồng). Lợi thế của Sông Đà - Hoàng Long mà SD6 đang “nhắm” đến là công ty này đang sở hữu lô đất 23.887 m2, để lập dự án kinh doanh nhà ở, tại Dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh, do CTCP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS) làm chủ đầu tư.

Lãnh đạo SD6 cho biết, việc sáp nhập Sông Đà Hoàng Long vào SD6 sẽ giúp Công ty tập trung nguồn vốn cho công ty mẹ để thực hiện các công trình lớn, cũng như tránh việc bị phân tán nguồn vốn, nhân sự. Ngoài ra, việc kết hợp 2 đơn vị với nhau giúp doanh nghiệp sau sáp nhập tiết kiệm được nhiều chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh. Năm 2013, SD6 đặt mục tiêu doanh thu 1.068 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 41,31 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với mức thực hiện năm 2012

Nói về cái được sau khi sáp nhập hai công ty con là Sông Đà 6.04 (S64) và Sông Đà 6.06 (SSS) trong năm 2012, lãnh đạo SD6 cho biết, Công ty có thể đóng cửa một số cơ sở sản xuất không hiệu quả và chỉ duy trì một trụ sở làm việc, giảm bớt các bộ phận chức năng trùng lặp, giảm nhân viên, giảm chi phí mua sắm và sử dụng máy móc, thiết bị và thực tế đã mang lại những hiệu quả nhất định, trong năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp của SD6 giảm so với năm 2011 nhưng lợi nhuận cả năm lại tăng so với cùng kỳ.

Hiện nay, hình thức sáp nhập phổ biến mà các CTCK thường tư vấn cho các doanh nghiệp là khi sáp nhập các công ty nhỏ vào công ty lớn hơn, phía nhận sáp nhập sẽ chào mua công khai với tất cả cổ đông sở hữu cổ phần của doanh nghiệp bị sáp nhập; sau khi mua đủ lượng cổ phần, HĐQT doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ nhóm họp và ra nghị quyết mua lại cổ phiếu của những cổ đông từ chối bán trong đợt chào mua công khai. Rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện sáp nhập thành công thông qua cách này như CTCP Tập đoàn FLC (FLC) đã sáp nhập FLC Land vào FLC, CTCP Luyện thép Sông Đà vào VIS

Nhìn vào chiến lược dài hơi của các tập đoàn, tổng công ty lớn thì năm 2013, nhiều đơn vị sẽ thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ. Không chỉ các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Sông Đà có xu hướng sáp nhập các công ty con mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cũng công bố về việc thực hiện sáp nhập nhiều công ty con trực thuộc tập đoàn, tổng công ty.

Trước đây, các doanh nghiệp đã mất rất nhiều thời gian trong việc thực hiện sáp nhập do sự phức tạp trong việc hoán đổi cổ phiếu và xác định giá cổ phiếu tại thời điểm hủy niêm yết đối với doanh nghiệp bị sáp nhập. Nhưng nay, khi đã có tiền lệ thì việc thực hiện sáp nhập trở nên dễ dàng hơn. Nói như lãnh đạo SD9 thì yếu tố mấu chốt trong việc sáp nhập doanh nghiệp là phải nhận được sự đồng thuận của các cổ đông của cả hai phía, còn thủ tục hiện nay không còn rườm rà, phức tạp như trước đây. Nhất là khi các đơn vị này cùng nằm trong một hệ thống thì chủ trương và điều kiện sáp nhập lại càng dễ dàng.

Hoàng Anh

Đầu Tư Chứng Khoán

Các tin tức khác

>   UBCKNN nhận được tài liệu phát hành cổ phiếu tăng vốn của VNS (09/05/2013)

>   PXS: Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng (09/05/2013)

>   NVT: UBCK đã nhận được Báo cáo kết quả phát hành 30 triệu cp (09/05/2013)

>   ADC: Sắp phát hành 500,000 cp (09/05/2013)

>   OCH: Sẽ phát hành 100 triệu cp tăng vốn gấp đôi (08/05/2013)

>   VFG: Thay đổi số lượng cổ phiếu quỹ do thu hồi cổ phiếu ESOP của CBCNV nghỉ việc (07/05/2013)

>   CTB: Báo cáo tiến độ sử dụng vốn phát hành (06/05/2013)

>   UBCKNN nhận được tài liệu phát hành cổ phiếu tăng vốn của VTL (06/05/2013)

>   Cuối cùng thì PVF cũng công khai đề án hợp nhất với WesternBank (06/05/2013)

>   JVC: Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng (04/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật