Thứ Bảy, 11/05/2013 10:00

Để xuất khẩu thủy sản tăng trưởng bền vững

Sau nhiều năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao (bình quân 1 năm tăng 16,6%), nhưng từ năm 2009 đến nay, xuất khẩu lĩnh vực này tăng trưởng thất thường. Điều này có nguyên nhân của nó…

Xuất khẩu thủy sản ở nước ta có một số điểm đáng lưu ý.

Kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, vượt khá xa so với kim ngạch của mặt hàng đứng thứ hai. Xuất khẩu thủy sản đã nằm trong nhóm gồm 6 thành viên đạt kim ngạch từ 6 tỷ USD trở lên. Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cao hơn tỷ trọng tương ứng trong GDP (khoảng 23% so với 19,4%).

Thủy sản là ngành có tỷ lệ xuất khẩu/GDP thuộc loại cao nhất trong các ngành và cao hơn nhiều so với tỷ lệ tương ứng của toàn bộ nền kinh tế (năm 2012 đạt khoảng 103,3% so với 81,6%). Số lao động làm việc trong ngành thủy sản khá đông đảo, không chỉ bao gồm những lao động trực tiếp nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, mà còn bao gồm các lao động làm dịch vụ cho ngành này (chiếm gần 4%).

Năng suất lao động ngành thủy sản năm 2012 đạt khoảng 62 triệu đồng/người, cao gấp gần 2,4 lần năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản (26 triệu đồng/người) và cao hơn năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế (57,1 triệu đồng/người).

Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khá rộng lớn. Trong các thị trường này, trong 4 tháng đầu năm 2013, có 29 thị trường đạt trên 10 triệu USD (Hoa Kỳ 288 triệu USD, Nhật Bản 205 triệu USD, Hàn Quốc 83 triệu USD, Trung Quốc 71 triệu USD, Đức 45 triệu USD…).

Kết quả đạt được như trên do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân thuộc về thế mạnh điều kiện tự nhiên và đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ với 28.424 chiếc.

Việt Nam có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt quy mô không nhỏ (năm 2012 đạt 1,059 triệu ha, trong đó diện tích nuôi cá tra, tôm sú tôm thẻ trắng khá lớn. Trong các địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản, có 18 địa phương đạt trên 10.000 ha (như Cà Mau 300.500 ha, Bạc Liêu 126.900 ha, Kiên Giang 116.100 ha, Sóc Trăng 68.400 ha…). Sản lượng thủy sản năm 2012 ước đạt trên 5,7 triệu tấn, cao gấp 2,5 lần năm 1995, trong đó, sản lượng khai thác trên 2,6 triệu tấn, nuôi trồng trên 3,1 triệu tấn.

Đó là kết quả tích cực và đúng hướng.

Tuy nhiên, sau nhiều năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao (năm 2008 so với năm 2000 cao gấp gần 18,9 lần, bình quân 1 năm tăng 16,6%), nhưng từ năm 2009 đến nay đã có năm tăng, năm giảm.

Tốc độ tăng/ giảm kim ngạch xuất khẩu thủy sản một số năm gần đây (%). Nguồn số liệu: TCTK

Tình hình trên có nguyên nhân ở trong nước và có nguyên nhân ở nước ngoài tác động.

Ở trong nước, việc nuôi trồng thuỷ sản còn gặp khó khăn về vốn liếng; về cơ sở vật chất để phòng chống thiên tai, về thuốc phòng trừ dịch bệnh thủy sản; về giống và thức ăn thủy sản. Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2013 đạt 1,561 triệu tấn, chỉ tăng 0,9%, trong đó nuôi trồng giảm 2,7%. Có thời gian do giá giảm hoặc khó khăn về xuất khẩu nên việc tiêu thụ chậm, “tồn đọng” lớn cần có sự hỗ trợ của các ngành, của ngân hàng, của Nhà nước.

Việc nhập khẩu thủy sản để chế biến, sử dụng đã lớn (năm 2012 gần 655 triệu USD, 4 tháng đầu năm 2013 đã nhập khẩu trên 173 triệu USD. Bên cạnh đó, việc đánh bắt hải sản gặp khó khăn về thời tiết, về an ninh trên biển. Tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến tiêu thụ, đến tín nhiệm của thủy sản Việt Nam, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của mọi người, từ người nuôi, cơ sở chế biến và cơ quan kiểm định,…

Như vậy, cùng với việc đánh bắt, chúng ta còn cần phải đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là việc loại bỏ phương tiện ngư cụ đánh bắt gần bờ để tránh tận diệt. Việc đánh bắt xa bờ tuy là chủ trương lớn và đúng, nhưng cần nâng cao hiệu quả và bảo đảm việc thu hồi vốn.

Ở nước ngoài, về thị trường xuất khẩu, cần khai thác thị trường trọng điểm có nhu cầu lớn, tránh tình trạng cạnh tranh về giá để hạn chế việc kiện bán phá giá, đánh thuế cao,… của nước sở tại mà Hoa Kỳ vừa áp dụng đã tác động đến việc nuôi cá tra, cá ba sa…. Trong các vụ kiện bán phá giá, cơ quan chức năng cũng cần làm rõ thêm vấn đề về thực chất Việt Nam không bán phá giá, mà chủ yếu do có ưu thế về thời tiết, khí hậu, điều kiện nuôi, về giá nhân công rẻ, về chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái và tỷ giá tính theo sức mua tương đương còn lớn (hiện vẫn còn tới 3 lần,…).

Minh Ngọc

chính phủ

Các tin tức khác

>   Không để DN nước ngoài thâu tóm vùng nguyên liệu (11/05/2013)

>   Ngừng xuất khẩu nông sản vi phạm an toàn thực phẩm (11/05/2013)

>   JICA sẽ tăng hỗ trợ ODA cho nông nghiệp Việt Nam (10/05/2013)

>   'Bô xít Tây Nguyên lỗ hàng chục triệu đôla mỗi năm' (10/05/2013)

>   Bến phà Thủ Thiêm được đầu tư thành bến tàu du lịch (10/05/2013)

>   Chơi với đại gia ngoại: Thua đau hối không kịp (10/05/2013)

>   Thép nhập khẩu giảm (10/05/2013)

>   Samsung, Nokia tuyển hàng nghìn lao động Việt Nam (10/05/2013)

>   Vì sao giá gạo xuất khẩu thấp? (09/05/2013)

>   Mipeco phải nộp thêm gần 20 tỷ đồng thuế (09/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật