Thứ Năm, 18/04/2013 09:14

Không cần phải “giải cứu” nợ xấu ngân hàng!?

Nợ xấu của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều rất “đẹp”; vậy thì tại sao phải cần “giải cứu”? Có lẽ đã đến lúc các ngân hàng phải phân loại nợ thành thật hơn, và minh bạch hơn trong công bố thông tin.

Chất lượng nợ vay ở các ngân hàng đâu có quá xấu!

Năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động ngành ngân hàng cũng không tranh khỏi cảnh “lao đao”.

Kết quả lợi nhuận thụt lùi, chủ yếu do ảnh hưởng từ các yếu tố: (i) điều chỉnh giảm lãi suất cho vay khá mạnh trong năm 2012 khiến thu nhập lãi thuần bị sụt giảm, (ii) chi phí dự phòng rủi do tín dụng tăng cao, bào mòn lợi nhuận.

Huy động gia tăng nhưng cho vay trở nên khó khăn hơn. Điểm sáng trong hoạt động ngân hàng trong năm 2012 là tăng trưởng huy động ở thị trường 1 khá tích cực. Tuy nhiên, tăng trưởng dư nợ cho vay đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều, và bắt đầu thể hiện rõ nét ở một số ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhưng không quá xấu!? Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2012 đã bắt đầu nhích lên ở hầu hết các ngân hàng và đây cũng là nguyên nhân chính khiến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng mạnh trong năm qua.

Đáng chú ý hơn đó là việc khoản mục nợ có khả năng mất vốn ở hầu hết các ngân hàng đều gia tăng mạnh.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu ở hầu hết các ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh năm 2012 đều vẫn đang đạt chuẩn thấp hơn 3%. Duy chỉ SHB có mức tăng nợ xấu nổi trội do ảnh hưởng từ việc nhận sáp nhập với HBB.

Đã đến lúc thành thật hơn?

Với số liệu nợ xấu được công bố từ các ngân hàng lớn nhỏ hầu hết đều dưới chuẩn (<3%), thì nợ xấu là không quá nghiêm trọng? Thực tế, vấn đề nợ xấu tăng cao trong hệ thống ngân hàng đã trở thành đề tài nóng được thảo luận trong suốt thời gian qua.

Những con số 8% -10% và cao hơn nữa của tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống đã được nêu lên. Đây là con số cao hơn rất nhiều so với số liệu thực tế trình bày trên báo cáo tài chính, và khiến việc xử lý nợ xấu trở nên cấp thiết, bao gồm cả đề xuất thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) để “dọn dẹp”.

Như vậy, vấn đề nợ xấu của ngân hàng đã được xã hội nhận biết; do đó những con số nợ xấu đang được công bố trên báo cáo tài chính gần như vô nghĩa. Có lẽ đã đến lúc các ngân hàng phải phân loại nợ thành thật hơn, và minh bạch hơn trong công bố thông tin.

Nếu các ngân hàng vẫn tiếp tục công bố con số nợ xấu “đẹp” như hiện tại thì có lẽ đâu cần phải “giải cứu” nợ xấu làm gì?

Duy Nam (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Nhân viên ngân hàng thành bảo vệ bất đắc dĩ (18/04/2013)

>   Nợ xấu của VN ước từ 7,2-14,3 tỉ USD (17/04/2013)

>   MBB: Trình kế hoạch lãi 2,523 tỷ, tăng vốn lên 15,000 tỷ trong năm 2013 (17/04/2013)

>   Oceanbank: Lãi ròng 243 tỷ đồng trong năm 2012, giảm 50% (17/04/2013)

>   VPBank: Đặt kế hoạch 1,110 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất 2013 (17/04/2013)

>   VietABank: Bất ngờ tỷ lệ nợ xấu 2012 ở mức 4.65% (17/04/2013)

>   NH Phương Đông: Năm 2012 lãi sau thuế 223 tỷ đồng, giảm hơn 26% (17/04/2013)

>   VietCapitalBank: Trình kế hoạch lãi sau thuế 229 tỷ, cổ tức 6% (17/04/2013)

>   KienLongBank: Tình hình tài chính 2012 có khả quan? (17/04/2013)

>   Oceanbank: Trình kế hoạch lãi trước thuế 216 tỷ, giảm 30% so với 2012 (17/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật