Thứ Năm, 04/04/2013 22:16

"Đông Nam Á cần phải đề phòng rủi ro lạm phát cao"

Trước tình trạng lạm phát liên tục tăng cao ở Đông Nam Á trong thời gian qua, một số nhà kinh tế thế giới cảnh báo sức ép lạm phát đang lan rộng ở khu vực này và có thể sẽ trở thành vấn đề nổi cộm trong 6 tháng cuối năm. Theo các nhà kinh tế nay, các nước cần tích cực ứng phó và sớm áp dụng các biện pháp đề phòng hữu hiệu.

Theo nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Trang Cự Trung, sở dĩ xu hướng lạm phát vẫn tiếp tục tăng ở một số nước Đông Nam Á là vì một số chính phủ trong khu vực đã quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2012. Tuy nhiên, do tốc độ phục hồi kinh tế thế giới diễn ra khá chậm nên lạm phát trong khu vực vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Cũng theo nhà kinh tế này, phân tích ở góc độ kinh tế học, lạm phát ở mức thấp có tác dụng khuyến khích sản xuất. Tuy nhiên, lạm phát quá cao sẽ không có lợi cho tầng lớp thu nhập thấp, làm gia tăng khoảng cách thu nhập, ảnh hưởng tới ổn định xã hội, gây suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và cản trở tiềm năng tăng trưởng bền vững.

Giám đốc Khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Ngân hàng HSBC Phạm Lực Dân cũng cho rằng tỷ lệ lạm phát ở các nước châu Á đang có xu hướng tăng dần và sẽ trở nên khó kiểm soát.

Theo nhà kinh tế này, trong 10 năm qua, lạm phát ở các nước châu Á chủ yếu do những biến động về giá năng lượng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu hiện nay cho thấy sức ép giá cả đã bắt đầu lan sang các mặt hàng lương thực.

Theo thống kê, lạm phát ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia và Philippines, luôn duy trì ở mức khá cao trong thời gian qua, gây ảnh hưởng lớn tới việc duy trì tăng trưởng ổn định. Cụ thể, lạm phát ở Indonesia và Thái Lan đã bùng phát sau khi chính phủ hai nước này ngừng các chương trình trợ giá lớn cho xăng dầu và các dự án y tế.

Tại Singapore, giá nhà leo thang chóng mặt khiến chính phủ phải nhiều lần đưa ra các biện pháp hạ nhiệt như tăng thuế đối với các công dân mua căn hộ thứ hai và người dân thường trú mua căn hộ đầu tiên./.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Romania chưa sẵn sàng để tham gia vào Eurozone (04/04/2013)

>   Đông Nam Á sẽ đón lượng vốn lớn sau quyết định của BoJ (04/04/2013)

>   Ngành sản xuất tại Mỹ: Phục hưng? (03/04/2013)

>   Brazil thâm hụt thương mại hơn 5 tỷ USD trong quý 1 (03/04/2013)

>   Indonesia tiếp tục thâm hụt thương mại trong tháng 2 (03/04/2013)

>   Xuất khẩu của Indonesia giảm 2,5% trong tháng Hai (02/04/2013)

>   Giá nhà ở tại Anh đang tăng mạnh so với năm ngoái (02/04/2013)

>   Chính sách tiết kiệm đe dọa cơ sở hạ tầng của EU (01/04/2013)

>   BP và đối tác đầu tư thăm dò dầu khí ở Biển Bắc (01/04/2013)

>   Bộ Kinh tế Nga hạ dự báo tăng trưởng xuống dưới 3% (31/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật