Thứ Ba, 02/04/2013 21:47

Chứng khoán là 'thước đo sức khỏe' của nền kinh tế

Chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng, các nhà nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương phải xem sự đi xuống của chứng khoán là một tín hiệu thể hiện cho "sức khỏe" của nền kinh tế vĩ mô.

Chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành

"Đại gia" cũng bắt đầu lo lắng

Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán đang lao dốc, nhiều đại gia bán tháo hàng triệu cổ phiếu nhằm gỡ gạc vốn liếng để rút khỏi thị trường này. Quan điểm của ông về thực trạng này như thế nào?

Theo tôi, đó là một tâm lý cũng như thói quen của người Việt. Khi một ngành nào đó đang làm ăn có dấu hiệu tụt dốc, họ sẽ tìm mọi cách rút hết tiền đầu tư ra khỏi chỗ đó. Có thể những đại gia này phán đoán rằng, trong thời gian tới có thể thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục xuống đáy. Họ thi nhau bán cổ phiếu với giá rẻ để bảo vệ nguồn vốn của mình. Hơn nữa, việc các báo cáo kinh doanh giảm sút của các sàn chứng khoán, các công ty cũng khiến cho nhiều nhà đầu tư lo lắng. Chính vì thế, dù giá trị cổ phiếu đang ở dưới giá mua nhưng họ vẫn đắng cay chấp nhận chịu lỗ để bán. Có lẽ, vấn đề mấu chốt ở đây chính là các đại gia chứng khoán ngày nào giờ đây cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn và muốn gỡ lại chút vốn mình đã đầu tư.

Việc các đại gia chứng khoán ồ ạt rút khỏi thị trường ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thưa ông?

Hiện nay, thị trường chứng khoán thể hiện phần nào "sức khỏe" của nền kinh tế. Khi đi xuống nó đã truyền tải thông tin rằng nền kinh tế của chúng ta đang có vấn đề. Những người có trách nhiệm về nghiên cứu, quản lý kinh tế trung ương phải có trách nhiệm theo dõi sát sao thực trạng này để có hướng điều chỉnh cho thích hợp.

Theo nhận định của ông, trong thời gian tới, chứng khoán Việt Nam có những kỳ vọng gì?

Theo ý kiến cá nhân của tôi, chứng khoán 2013 sẽ không được như những kỳ vọng của các nhà đầu tư. Bởi thị trường này vẫn phải chịu sức ép của kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Với những tồn đọng lớn như hiện nay thì hi vọng vực dậy nền kinh tế hay chứng khoán không phải là công việc có thể giải quyết được trong một sớm một chiều. Chỉ khi nào nền kinh tế tốt lên thì thị trường chứng khoán mới thật sự khởi sắc trở lại.

Cần tạo điều kiện để phục hồi ngành chứng khoán

Ông có thể phân tích những khó khăn mà ngành chứng khoán đang vướng phải?

Hiện nay, các yếu tố kích thích như điều chỉnh biên độ giao dịch chỉ làm cho thị trường chứng khoán thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ngành chứng khoán vẫn phụ thuộc nhiều vào "sức khỏe" doanh nghiệp và niềm tin của nhà đầu tư. Vì vậy, thị trường sẽ khó tăng mạnh trong 1-2 năm. Bên cạnh đó, hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào những giờ phút khó khăn vì chính sách thắt chặt tiền tệ. Giá trị các giao dịch bất động sản cũng rất yếu. Dường như nhà đầu tư mất niềm tin thị trường chứng khoán... Việc đầu tiên hiện nay chúng ta cần làm là hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung, chứng khoán nói riêng. Thứ hai, phải theo dõi và kiểm soát được "sức khỏe" của doanh nghiệp và giải quyết bài toán lãi suất.

Để duy trì sự ổn định được ngành chứng khoán, trong thời gian tới chúng ta nên làm gì?

Theo tôi, chúng ta phải tiếp tục quan tâm hơn nữa đến ngành chứng khoán. Tạo điều kiện cho những doanh nghiệp kinh doanh sàn chứng khoán có cơ hội để phát triển. Với đà các nhà đầu tư, đại gia chứng khoán ồ ạt rút đi như vậy, nguy cơ rất lớn ngành chứng khoán sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Lúc đó, chúng ta có muốn khôi phục nó sẽ mất rất nhiều công sức và tiền của.

Bên cạnh đó, để thị trường này sôi động trở lại, Nhà nước cần có chính sách thích hợp, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp kinh doanh. Họ phải có lãi, có tiền tích trữ thì mới đi đầu tư vào chứng khoán. Đó là chuyện mà bất cứ ai cũng có thể nhìn ra được. Sự khó khăn của các doanh nghiệp đã diễn ra mấy năm qua nhưng họ vẫn chưa được quan tâm chính đáng. Chính vì thế, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp buộc lòng phải rời xa chứng khoán.

Theo tôi được biết, ở Mỹ, Nhật, khi kinh tế gặp khó khăn, chứng khoán và bất động sản được hỗ trợ đầu tiên và nhiều nhất. Bởi, những nước này luôn coi hai ngành trên là xương sống của nền kinh tế.

 Chứng khoán lao dốc cũng một phần vì tin đồn

Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, hiện nay, tâm lý nhà đầu tư rất bất ổn. Khi một tin đồn được loan đi, dù không biết đúng hay sai, họ sẽ rất hoang mang và có thể bán tống bán tháo hết cổ phiếu của mình với giá rẻ. Trên thực tế cho thấy, những thông tin xấu như việc có khả năng tăng giá xăng hay báo cáo kết quả kinh doanh không tốt của các công ty cũng khiến cho nhiều nhà đầu tư lo lắng. Một thông tin sai sự thật đưa ra có "sức nặng" đến nỗi có thể kéo cả thị trường đi xuống trong thời gian dài. Bởi khi đó, nhà đầu tư sẽ giữ tâm lý thận trọng, dè dặt mỗi khi xuất tiền.


Văn Chương

Người đưa tin

Các tin tức khác

>   ALT: Bị đưa vào diện cảnh báo từ 03/04 (02/04/2013)

>   VE8: Cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo (02/04/2013)

>   VE1: Cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo (02/04/2013)

>   VPC: Cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo từ 03/04 (02/04/2013)

>   NVT: Cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch từ 04/04 (02/04/2013)

>   RDP: 10/04 GDKHQ dự ĐHĐCĐ thường niên 2013 (02/04/2013)

>   BHT: Bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (02/04/2013)

>   TLG: 16/04 GDKHQ dự ĐHĐCĐ thường niên 2013 (02/04/2013)

>   HAX: Tạm ngừng giao dịch từ ngày 04/04 (02/04/2013)

>   PNC vào diện cảnh báo từ ngày 04/04 (02/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật