Thứ Bảy, 23/03/2013 20:30

Những số phận quốc gia dưới trướng hệ thống ngân hàng

Một quốc gia với nhiều ngân hàng lớn, khỏe mạnh có thể thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, mức độ liên quan quá lớn, chẳng hạn như tại Cộng hòa Síp và Ireland, có thể mang lại nhiều rủi ro.

* Cận cảnh xếp hàng dài rút tiền tại Síp

Làm thế nào để tìm kiếm Cộng hòa Síp thứ hai, một quốc gia mà các vấn đề của hệ thống ngân hàng đang đe dọa đến toàn bộ nền kinh tế? Dù không phải là tối ưu nhưng cách nhanh nhất là dựa vào tỷ lệ giữa tổng tài sản/tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Một quốc gia với nhiều ngân hàng lớn, khỏe mạnh có thể thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, mức độ liên quan quá lớn, chẳng hạn như tại Cộng hòa Síp và Ireland, có thể mang lại nhiều rủi ro.

Dựa trên nghiên cứu về các ngân hàng niêm yết lớn nhất trên thế giới của Wharton School thuộc Đại học Pennsylvania và một số tài liệu cũng như phương pháp khác, Marketwatch đã liệt kê danh sách 10 quốc gia có số phận do hệ thống ngân hàng định đoạt.

Điều đáng chú ý là Mỹ không có tên trong danh sách của Marketwatch vì tỷ lệ tổng tài sản hệ thống ngân hàng/GDP của nước này chỉ ở mức 99% GDP nên không lọt vào top 10. Dù vậy cũng cần lưu ý rằng kinh tế Mỹ đã trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Cuộc Đại suy thoái xuất phát từ các vấn đề của hệ thống tài chính. Hơn nữa, mức độ liên quan giữa nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Mỹ không được công bố đứng mức do các nguyên tắc kế toán tại nước này không bao gồm các sản phẩm phái sinh như chuẩn mực quốc tế.

1. Thụy Sỹ

Tỷ lệ tổng tài sản hệ thống ngân hàng/GDP: 458%

 

Không có gì ngạc nhiên khi các ngân hàng Thụy Sỹ lại nổi tiếng về sự gắn bó với người dân. Dù không còn nổi tiếng về tính bí mật của mình sau vụ điều tra thuế công khai của Mỹ và các quốc gia khác nhưng UBS và Credit Suisse đã khiến hệ thống tài chính Thụy Sỹ gần như “quá lớn để có thể giải cứu”. Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã buộc hai ngân hàng này tăng cường hệ số vốn lên khoảng 20% - không tương xứng so với các ngân hàng lớn khác.

2. Anh

Tỷ lệ tổng tài sản hệ thống ngân hàng/GDP: 390%

 

Mối quan hệ giữa Anh và hệ thống ngân hàng nước này khá căng thẳng. Một khi ngân hàng nào công bố làm ăn có lãi thì thông tin này sẽ ngay lập tức xuất hiện trên nhiều tờ báo của Anh. Điều đó có nghĩa là khi Brussels thậm chí mới đe dọa sẽ giám sát hệ thống tài chính, Anh sẽ giận dữ phản bác lại.

Nước này cũng khá khó khăn trong việc quyết định sẽ nên làm gì với ngân hàng gần như đã bị quốc hữu hóa là Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) và liệu có nên rút bớt vốn hoặc tăng cường kiểm soát.

Dù khó có thể hình dung một quốc gia nào với đồng tiền riêng của mình lại đang trải qua một cuộc khủng hoảng nợ tương tự như tại Eurozone, nhưng lý do mà GDP của Anh cứ liên tục trồi sụt quanh ngưỡng suy thoái là do kết quả mờ nhạt của lĩnh vực tài chính.

3. Thụy Điển

Tỷ lệ tổng tài sản hệ thống ngân hàng/GDP: 360%

 

Có lẽ điều ngạc nhiên về Thụy Điển là quốc gia yêu thích đóng thuế này không phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng nhưng lại sử dụng đòn bẩy nhiều hơn phố Wall với tỷ lệ 20:1, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Hệ thống ngân hàng Thụy Điển từng rơi vào khủng hoảng trong thập kỷ 1990 và mô hình cải cách ngân hàng của của quốc gia Bắc Âu này đã được xem xét kỹ cũng như nhận được rất nhiều lời khen ngợi.

4. Pháp

Tỷ lệ tổng tài sản hệ thống ngân hàng/GDP: 280%

 

BNP Paribas là nhà tài trợ cho môn quần vợt, còn Societe Generale tài trợ cho môn bóng bầu dục. Nhưng cả hai ngân hàng của Pháp đều có vai trò rất lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu và dĩ nhiên là góp phần vào cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

BNP là một trong những ngân hàng đầu tiên thừa nhận tác động của các tài sản thế chấp dưới chuẩn của Mỹ. Năm 2008, chuyên viên giao dịch Jerome Kerviel của SocGen đã mua vào quá nhiều vị thế đến nỗi khi ngân hàng này bán ra, các thị trường chứng khoán của châu Âu và Mỹ đều trở nên hoảng loạn vào ngày nghỉ lễ của Mỹ, khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngay lập tức hạ lãi suất khẩn ngay trong ngày tiếp theo. SocGen cũng đang trong giai đoạn cuối của quá trình nhận khoản thanh toán hậu hĩnh từ Chính phủ Mỹ sau khi Tập đoàn American International Group (AIG) gần như rơi vào sụp đổ.

5. Singapore

Tỷ lệ tổng tài sản hệ thống ngân hàng/GDP: 259%

 

Đó chính là rào cản đối với nền kinh tế quốc đảo sư tử - một trung tâm tài chính quan trọng của khu vực châu Á.

6. Tây Ban Nha

Tỷ lệ tổng tài sản hệ thống ngân hàng/GDP: 259%

 

Một điều khá tích cực là nhờ các quy định nghiêm ngặt trong hệ thống ngân hàng và không muốn nắm giữ trái phiếu bất động sản của Mỹ, các ngân hàng Tây Ban Nha đã tránh được tác động của các vấn đề dưới chuẩn tại Mỹ. Tuy nhiên, điều khá tiêu cực là các nhà điều hành Tây Ban Nha đã không ngăn chặn được bong bóng bất động sản trong nước. Giá nhà ở tại nước này đã giảm khoảng hơn 30% so với mức đỉnh năm 2007.

7. Đài Loan

Tỷ lệ tổng tài sản hệ thống ngân hàng/GDP: 232%

 

Rõ ràng là mối lo lắng tại lãnh thổ này thậm chí còn lớn hơn. Theo báo cáo của Wall Street Journal, Đài Loan là cái nôi của một hệ thống ngân hàng có tính cạnh tranh rất cao và khả năng sinh lời không quá đặc biệt.

8. Hà Lan

Tỷ lệ tổng tài sản hệ thống ngân hàng/GDP: 231%

 

Điều may mắn đối với quốc gia này là RBS đã mua Ngân hàng ABN Amro của Hà Lan ngay trước khi khủng hoảng tài chính bùng nổ.

9. Đan Mạch

Tỷ lệ tổng tài sản hệ thống ngân hàng/GDP: 218%

 

Bong bóng bất động sản xuất hiện. Các ngân hàng sụp đổ. Đây cũng chính là thực trạng tại Đan Mạch và Chính phủ nước này đã phải tiếp quản một số ngân hàng khu vực.

10. Nhật Bản

Tỷ lệ tổng tài sản hệ thống ngân hàng/GDP: 209%

 

Nỗi lo sợ về Nhật Bản chủ yếu tập trung vào quan điểm chính sách “mạnh tay” gần đây của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và khoản nợ khổng lồ của nước này. Có lẽ điều ngạc nhiên về Nhật Bản là các ngân hàng của quốc gia này vẫn là trụ cột trong nền kinh tế toàn cầu với khoảng 10 tổ chức tài chính lọt vào danh sách 100 ngân hàng hàng đầu thế giới.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Số phận đảo Síp sẽ được định đoạt trong vài giờ tới (22/03/2013)

>   Cận cảnh xếp hàng dài rút tiền tại Síp (22/03/2013)

>   Credit Suisse cung cấp thông tin khách hàng cho Mỹ (22/03/2013)

>   Ngân hàng Nhật lạc quan về mục tiêu lạm phát 2% (22/03/2013)

>   S&P hạ xếp hạng tín nhiệm Síp xuống “CCC”, triển vọng “tiêu cực” (22/03/2013)

>   ECB dọa cắt hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp đối với Síp (21/03/2013)

>   Nhật Bản bị thâm hụt hơn 8 tỷ USD trong tháng Hai (21/03/2013)

>   Nhà Tổng giám đốc IMF bị khám xét (21/03/2013)

>   Fed hạ dự báo tăng trưởng 2013, cam kết tiếp tục bơm tiền cho nền kinh tế (21/03/2013)

>   Cộng hòa Síp tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính của Nga (20/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật