Chủ Nhật, 24/03/2013 16:13

Dự kiến cắt giảm 30% dự án chậm triển khai

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, phải cắt giảm từ 30- 40% số dự án bất động sản mới có thể đảm bảo cân bằng cung cầu trong thời gian tới.

Hiện Hà Nội có khoảng 720 dự án được cấp phép với diện tích trên 300.000 nghìn ha đất. Nếu cùng lúc để các dự án này thực hiện thì chỉ trong vài năm tới, nguồn cung sẽ đủ để cung cấp cho đến năm 2050.

Đây là con số đáng lo ngại bởi nếu để toàn bộ số dự án trên triển khai, cho phép thu hồi đất của người dân thì với tình hình tiếp cận tín dụng khó khăn, thị trường giảm sút không có người mua, các dự án sẽ không thể triển khai ổn định.

Nếu không quản lý tốt, rất có thể kịch bản về một thành phố tràn ngập dự án dở dang, hoang hóa sẽ diễn ra. Do đó, việc cân đối xem xét tạm dừng và thu hồi một số dự án để điều tiết thị trường là điều cần phải làm ngay lúc này.

Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: “Chúng ta không đủ nguồn lực để triển khai các dự án này cùng một lúc. Nếu có làm được thì không có thị trường để bán ra do không có mức nhu cầu lớn như vậy. Do đó, việc tiết giảm nguồn cung là điều tất yếu”.

Tuy nhiên việc để các địa phương tự rà soát quyết định thu hồi là điều rất khó. Mặc dù theo luật các dự án sẽ phải công khai các thông tin về thủ tục cũng như giải phóng mặt bằng, nhưng thực thế, nhiều năm qua, những thông tin về dự án gần như bị dấu kín. Trong thời điểm thị trường BĐS phát triển nóng, các doanh nghiệp bắt tay với địa phương để xin dự án, nên giờ nói đến chuyện địa phương tự thu hồi và tạm dừng là điều không dễ dàng.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng thừa nhận thực tế trên bởi theo báo cáo các địa phương phần lớn đề xuất cắt giảm chỉ vài phần trăm tổng số dự án trên địa bàn. Trong khi đó theo tính toán của bộ Xây dựng, số dự án cắt giảm phải từ 30-40% số dự án mới có thể đảm bảo cân bằng cung cầu trong thời gian tới.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, Bộ đang lên tiêu chí cụ thể cho chương trình rà soát này. Tuy nhiên, giới BĐS tỏ ra lo ngại bởi khó có thể áp dụng một tiêu chí cho tất các địa phương. Mỗi địa phương có một đặc thù và hướng phát triển khác nhau nên việc dừng hay cắt giảm như thế nào chỉ có địa phương đó mới có thể hiểu rõ.

Vì vậy, nếu các địa phương không quyết liệt trong việc thu hồi và tạm dừng dự án thì kỳ vọng điều tiết cung cầu của bộ Xây dựng khó mà thực hiện được.

Anh Đào

vnmedia

Các tin tức khác

>   Khôi phục BĐS: Mất 6 năm, giảm 60% giá trị (24/03/2013)

>   Nguy cơ ngân hàng thành tổng kho hàng ế (24/03/2013)

>   Bảng giá dịch vụ chung cư chỉ để ...tham khảo (23/03/2013)

>   ĐHĐCĐ DXG: Sẽ chuyển một phần các dự án sang nhà ở xã hội (23/03/2013)

>   Rà soát khu đô thị mới tại Hà Nội: Nham nhở dự án hạ tầng (23/03/2013)

>   Giao dịch nhà đất: Sai một li, đi bạc tỷ! (23/03/2013)

>   Dự án Hà Nội Times Tower: “Ông chủ” mới sẽ cứu? (23/03/2013)

>   Hướng dẫn chuyển đổi dự án tiếp tục lộ những bất cập mới (23/03/2013)

>   Hà Nội dừng cấp phép xây nhà thương mại (22/03/2013)

>   Ngân hàng nan giải việc phát mại nhà đất (22/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật