Thứ Sáu, 01/03/2013 14:48

“Đổi tiền lấy luật” ở Nghị viện châu Âu

Chỉ trong khoảng thời gian hơn 7 tháng, các "nhà vận động hành lang" của The Sunday Times đã tìm cách tiếp xúc với 60 nghị sĩ. Tại các cuộc gặp gỡ này, họ đã đề nghị các nghị sĩ nhận tiền và ủng hộ cho việc sửa luật. Theo đó, nếu mỗi nghị sĩ “gật đầu” cho việc sửa luật, sẽ được nhận 100.000 euro...

Tháng 4/2011, một số phóng viên của tờ The Sunday Times đóng giả làm "nhà vận động hành lang", tiếp cận các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu (EP), đặt vấn đề vận động thông qua việc sửa đổi luật của Liên minh châu Âu (EU) trong lĩnh vực tận dụng thiết bị điện và bảo hộ đầu tư...

Vụ bê bối đã khiến uy tín của EP giảm sút

Chỉ trong khoảng thời gian hơn 7 tháng, các "nhà vận động hành lang" của The Sunday Times đã tìm cách tiếp xúc với 60 nghị sĩ. Tại các cuộc gặp gỡ này, họ đã đề nghị các nghị sĩ nhận tiền và ủng hộ cho việc sửa luật. Theo đó, nếu mỗi nghị sĩ “gật đầu” cho việc sửa luật, sẽ được nhận 100.000 euro.

Trong số các nghị sĩ đã tiếp xúc, có đến 14 người đã bày tỏ sự quan tâm với đề nghị của nhóm "vận động hành lang". Trong đó, 4 người “xuôi lòng” đã thực sự bắt tay vào thực hiện đề án. Thậm chí, 3 người đã sắp xếp một cuộc hẹn để nhận tiền của nhóm vận động hành lang giả.

4 nghị sĩ EP bị "vạch mặt chỉ tên", bao gồm Ernst Strasser nghị sĩ người Áo, nghị sĩ người Romania Adrian Severin, nghị sĩ người Slovenia Zoran Thaler và nghị sĩ người Tây Ban Nha Pablo Zalba Bidegain. “Tiên phong” hơn cả là ông nghị sĩ người Áo Ernst Strasser. Vị cựu Bộ trưởng Nội vụ nước Áo này là một trong 3 người tính đến chuyện nhận tiền của các phóng viên The Sunday Times.

Ông nghị sĩ này còn thẳng thắn khẳng định rằng mình muốn làm một nhà vận động hành lang thứ thiệt và nhiệt tình mô tả tỉ mỉ tham vọng xây dựng cả một hệ thống vận động hành lang với tư cách là một nghị sĩ châu Âu. Đồng thời, Ernst Strasser còn tỏ ý sẵn sàng đáp ứng những "đơn đặt hàng" tương tự trong tương lai. Sau đó, ông ta còn hẹn nhóm vận động hành lang để lấy tiền theo thỏa thuận.

Còn nghị sĩ Adrian Severin đã gửi thư điện tử tới các phóng viên với nội dung, “Xin thông báo những điều thay đổi theo quý vị muốn đã được đặt lên bàn đúng thời hạn” và gửi kèm hóa đơn 12.000 euro “dịch vụ tư vấn”.

Tuy nhiên, ngay sau đó khi các ông nghị châu Âu chưa nhận được tiền thì hàng loạt chứng cứ (băng, đĩa ghi âm, ghi hình những cuộc trao đổi, “ngã giá”) đã được gửi đến các cơ quan chức năng của EU. Sự việc ngay lập tức bị tung lên mạng internet phát tán khắp toàn cầu, gây nên cú sốc lớn cho cộng đồng mạng ở châu Âu. Nhiều người bất ngờ, với những cuộc đối thoại, “ngã giá” giữa các phóng viên The Sunday Times với các nghị sĩ EP.

Các lãnh đạo của EP cũng bị sốc trước các chứng cứ trên và không thể ngăn chặn làn sóng bất bình ngay trong EP cũng như xoa dịu dư luận. Chủ tịch EP là Jerzy Buzek bực bội và gọi hành vi của mấy ông nghị này là "đáng tởm". Ông Jerzy Buzek còn tuyên bố sẽ không dung túng cho những hành vi tương tự như vụ việc vừa xảy ra.

Trả giá cho việc làm của mình, sau đó các nghị sĩ đều từ chức ngay khi vụ việc bị phanh phui. Mặc dù, họ không hề vi phạm luật vận động hành lang và cũng chưa từng nhận tiền của các "nhà vận động hành lang" giả. Tất cả, trong số đó đều phủ nhận cáo buộc, tuy nhiên vẫn bị xử lý và kỷ luật theo những cách khác nhau.

Tuyên bố trước báo chí, Ernst Strasser cho biết, ông ta vô tội và việc từ chức không làm tổn hại uy tín Chính phủ Áo. Đến ngày, 14/1/2013 vừa qua, Hội đồng Tư pháp Áo đã tuyên bố vị cựu Bộ trưởng Nội vụ nước này, ông Ernst Strasser, bị kết án 4 năm tù giam vì tội nhận hối lộ liên quan đến vụ việc vận động hành lang giả ở EP.

Trước đó, tòa án đã bác bỏ lý do ông Strasser đưa ra để biện hộ cho mình rằng ông nghi ngờ những phóng viên nước ngoài nói trên. Ông đồng ý hợp tác với họ chỉ để vạch trần bộ mặt thật của họ!

Chủ tịch Hội đồng Tư pháp, ông George Olszak cho rằng trong 20 năm làm việc trong ngành tư pháp, ông chưa nghe một lý do nào vô lý hơn thế. Ernst Strasser vốn là một nghị sĩ đại diện cho nước Áo tại EP từ giữa năm 2009.

Vụ bê bối lớn này ngay lập tức khiến làn sóng phản đối đổ ập vào đầu các nhà vận động hành lang. Nhiều người bắt đầu đặt vấn đề thắt chặt hơn hoạt động vận động hành lang.

Theo trang corporatejustice.org, Liên minh minh bạch và quy định đạo đức trong vận động hành lang của châu Âu (ALTER-EU) kêu gọi bổ sung thêm nhiều điều luật mới, thậm chí ban hành cả luật cấm những hành vi vận động hành lang nào có thể dẫn đến xung đột về lợi ích giữa các nghị sĩ. Còn Báo European Voice đã đặt câu hỏi về việc liệu có nên hợp pháp hóa các hoạt động vận động bên lề để tránh tái diễn vụ việc tương tự trường hợp vừa bị phanh phui.

Nam Khánh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Đề nghị truy tố 11 người trong đường dây mua bán hóa đơn cực lớn (01/03/2013)

>   Đất nước trong tay nhóm thiểu số (01/03/2013)

>   Đài Loan lại tổ chức tập trận bắn đạn thật phi pháp ở Trường Sa (01/03/2013)

>   Đề xuất chi 3.000 tỉ đồng cho cân bằng giới tính (01/03/2013)

>   Làm đường 80 km/giờ, buộc xe chạy 40 km/giờ (01/03/2013)

>   Thời báo Hoàn Cầu TQ: "Chủ nhà hàng gỡ tấm biển kỳ thị" (01/03/2013)

>   Dự án Khu kinh tế Định An (Trà Vinh): Bày ra “lệ làng” để loại nhà thầu (01/03/2013)

>   Trình Bộ Chính trị đề án “Mô hình tổ chức chính quyền đô thị” (01/03/2013)

>   4 Thứ trưởng nghỉ hưu từ 1/3/2013 (28/02/2013)

>   Bắt kế toán trưởng Công ty Procimex Việt Nam (28/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật