Thứ Tư, 06/03/2013 15:41

Đấu thầu vàng: Thị trường sẽ minh bạch?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định cho phép từ ngày 5-3 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước. Theo đó, căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, NHNN mua, bán vàng miếng để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước và được mua vàng miếng để bổ sung vào dự trữ ngoại hối.

Đơn vị thực hiện mua bán vàng miếng với NHNN là tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp. Việc mua bán thực hiện theo hình thức đấu thầu hoặc mua bán trực tiếp. Giá mua bán vàng miếng thực hiện theo quy định của NHNN phù hợp với hình thức mua bán. Quyết định cũng quy định Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phương án can thiệp thị trường vàng bao gồm thời điểm mua, bán; khối lượng vàng miếng mua, bán; hình thức mua, bán; đối tượng thực hiện mua, bán; các mức giá mua, bán cụ thể phù hợp với từng hình thức thực hiện mua, bán; các nội dung khác có liên quan. Khi thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước, NHNN được mở tài khoản, mua vàng, bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài hoặc mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước hoặc bán vàng ra nước ngoài.

Xung quanh vấn đề này, Đại Đoàn Kết đã có cuộc phỏng vấn ông Đinh Nho Bảng, Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh vàng. Ông Bảng hy vọng, sau một loạt các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, NHNN, giá vàng trong nước và thế giới sẽ liên thông.

PV: Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 16/2013/QĐ-TTg về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường. Liệu các giải pháp này có bình ổn được thị trường vàng, đặc biệt là kéo gần khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới không, thưa ông?

Ông Đinh Nho Bảng

Ông Đinh Nho Bảng: Tôi tin, sau việc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định và buộc NHNN phải vào cuộc quyết liệt thì thị trường vàng sẽ ổn. Vì trước đây, chúng ta thực hiện lẻ tẻ chứ không đồng bộ các giải phải pháp nên hiệu quả chưa được như mong muốn.

Về mặt chủ trương thì không phải bàn nữa. Chính phủ đã có quyết định và chỉ đạo NHNN thực hiện, quan trọng là giờ chờ xem phản ứng thị trường thế nào thôi.

Trước đây, khi NHNN tuyên bố, đưa vàng miếng về độc quyền nhà nước nhưng chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới tăng lên. Vì mới chỉ tuyên bố và chưa thực hiện được nên giá mới tăng vọt như vậy. Còn khi thị trường chỉ còn lại thương hiệu vàng của NHNN, mạng lưới kinh doanh mua bán vàng miếng được thu hẹp và NHNN chính thức tham gia vào thị trường vàng miếng và là người mua bán cuối cùng thì chắc chắn kết quả sẽ khác. Chúng ta có thể hy vọng vào sự liên thông giữa thị trường vàng trong nước và thế giới sau sự vào cuộc quyết liệt của NHNN.

NHNN là người mua bán cuối cùng, là người quyết định giá trong các phiên đấu thầu với ngân hàng, DN. Việc "thông thầu” liệu có xảy ra và làm sao để hạn chế, thưa ông?

Việc đấu thầu là một cách để NHNN minh bạch thị trường. Bởi vậy, về mặt chính sách, cần rõ ràng, công khai. Hy vọng trong đấu thầu vàng, NHNN sẽ giữ được kỷ cương nhất định để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa ba bên là Nhà nước, DN mua bán vàng và người dân.

Còn về hệ thống văn bản pháp quy, sau Quyết định 16 sẽ có các văn bản hướng dẫn ra đời. Vì chưa có văn bản hướng dẫn nên chưa thể đánh giá được.

Thực tế, thời gian qua, thị trường vàng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tâm lý, lòng tin của người dân vào các chính sách. Việc định hướng chính sách của NHNN đã bước đầu đưa giá trong nước thu hẹp khoảng cách với giá thế giới. Nếu NHNN tiếp tục củng cố lòng tin, đảm bảo minh bạch thì chắc chắn thị trường sẽ ổn định về lâu dài.

Việc NHNN tham gia bán vàng ra bình ổn khi cần thiết liệu có gia tăng tình trạng mua bán vàng vật chất không, thưa ông?

Trước đây, tôi đã từng kiến nghị là bên cạnh việc quản lý thị trường vàng vật chất (vàng miếng), NHNN nên mở thêm các kênh đầu tư khác về vàng như phát hành chứng chỉ vàng, đầu tư vàng qua tài khoản để làm giảm việc mua bán vàng vật chất như hiện nay. Vì không có phương thức kinh doanh nào ngoài mua bán vàng vật chất nên người ta tập trung vào mua bán vàng miếng như hiện nay thôi.

 Ngày 5-3, tại trụ sở NHNN đã diễn ra buổi đấu thầu thử nghiệm mua bán vàng miếng giữa NHNN và các tổ chức tín dụng, cùng với các DN được phép kinh doanh vàng miếng. Phiên đấu thầu thử nghiệm được tổ chức với 35 đơn vị tham gia. Số lượng đưa ra đấu thầu là 52 nghìn lượng, tương đương với 520 lô. Mức giá trần được NHNN đưa ra là 47 triệu đồng/lượng, giá sàn là 46 triệu đồng/lượng. Mỗi đơn vị được phép bỏ thầu tối đa là 100 lô, tối thiểu là 10 lô, trong phạm vi giá trần, giá sàn cho phép, và chỉ được phép bỏ thầu 1 mức giá. Dù thời gian bỏ thầu của DN được kéo dài 60 phút, nhưng chỉ sau 20 phút sau, đại diện các đơn vị đã bỏ xong phiếu và Ban tổ chức đã đóng thầu. Người bỏ thầu sớm nhất là đại diện Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu. Khi đóng thầu, theo thông báo của Ban tổ chức, chỉ còn một DN không bỏ phiếu là Công ty My Hồng. Riêng đại diện VP Bank, bỏ thầu mức giá sàn 46 triệu đồng/lượng, với khối lượng là 20 lô, tương đương 2.000 lượng.

Phương Hà


Thúy Hằng

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Giá vàng nhảy vọt, vượt xa 44 triệu đồng (06/03/2013)

>   Vàng trồi sụt quanh 1,575 USD/oz trước các yếu tố trái chiều (06/03/2013)

>   Bán vàng dự trữ quốc gia, rủi ro ai gánh? (06/03/2013)

>   Bỡ ngỡ đấu thầu vàng (05/03/2013)

>   Giao dịch trầm lắng, vàng đôla vẫn tăng giá (05/03/2013)

>   Vàng giảm giá, USD tự do đứng trên 21.200 đồng (05/03/2013)

>   Vàng nhích nhẹ sau 3 phiên sụt mạnh hơn 40 USD/oz (05/03/2013)

>   Có nên bán vàng dự trữ để bình ổn? (05/03/2013)

>   Thủ tướng Chính phủ quyết định về mua, bán vàng miếng (04/03/2013)

>   Giá vàng ít biến động, USD tăng mạnh (04/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật