Thứ Sáu, 15/03/2013 09:41

Cởi trói mệnh giá 10.000 đồng

Chỉ một vấn đề mang tính kỹ thuật nhưng lại có ảnh hưởng đến vận mệnh của nhiều doanh nghiệp.

Có những con số xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật như những cái đinh, ghim cứng sự linh hoạt của đời sống kinh tế vốn luôn và cần vận động. Con số mệnh giá cổ phiếu 10.000 đồng nằm trong số đó.

Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng tính đến hết tháng 2/2013 đã giảm xuống so với cuối năm 2012. Thông tin này nói nên nhiều điều: kinh tế tiếp tục khó khăn, doanh nghiệp điêu đứng, ngân hàng không dám cho vay…

Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro kinh doanh đồng nghĩa dư nợ ngân hàng tiềm ẩn rủi ro mất vốn. Trong bối cảnh đó, ngân hàng lảng tránh doanh nghiệp là lẽ thường, nhường vai trò tài trợ vốn doanh nghiệp cho các nhà đầu tư, bởi chỉ nhà đầu tư mới có khẩu vị rủi ro và chỉ cổ đông mới có thể trực tiếp tham gia quản trị doanh nghiệp, để hiểu và có cách vực dậy doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được tái cơ cấu về tài chính theo cách cổ phần hóa vốn vay cũng chính là biểu hiện của xu hướng đó: chuyển từ quan hệ tín dụng sang quan hệ đầu tư - nhà cho vay thành nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán là nơi mà các doanh nghiệp có thể tìm thấy nguồn vốn bổ sung lúc này khi cửa tín dụng đã hẹp lại. Thị trường đang định giá thấp cổ phiếu của các doanh nghiệp khó khăn, một cách dung hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp, để đưa hai bên đến với nhau. Doanh nghiệp càng khó khăn, càng cần đến vốn - giá vốn càng thấp, càng hấp dẫn nhà đầu tư. Đó là cơ chế vận động của thị trường tài chính, giúp tái phân bổ hiệu quả các dòng vốn trong nền kinh tế.

Song tiếc rằng, cơ chế đó đột ngột ngừng lại ở ranh giới 10.000 đồng trên đường giá của cổ phiếu. Biểu đồ huy động vốn của doanh nghiệp khuyết mất đoạn mà giá cổ phiếu thấp hơn mệnh giá. Lý do là các quy định pháp luật có liên quan không cho phép doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá. Khi mà phần lớn số cổ phiếu trên thị trường có giá dưới mệnh giá thì đây quả là một sự bất tiện lớn. Những doanh nghiệp cần vốn nhất lại là những doanh nghiệp có ít cơ hội huy động được vốn nhất.

Bất tiện này, doanh nghiệp, thị trường bức xúc, nhà quản lý đã biết, đã hiểu và ủng hộ việc gỡ bỏ nó. Nhưng mùa họp đại hội đồng cổ đông đang đến mà vẫn chưa thấy có một thông điệp chính thức nào từ cơ quan quản lý cho phép doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá, để các cổ đông của doanh nghiệp có cơ sở thông qua phương án phát hành mới.

Chỉ một vấn đề mang tính kỹ thuật nhưng lại có ảnh hưởng đến vận mệnh của nhiều doanh nghiệp. Giá mà khi xây dựng luật, người làm luật bỏ bớt những con số “đóng đinh” như trên, doanh nghiệp sẽ có thêm không gian để xoay xở khi “bão” về. Doanh nghiệp rất cần sự cởi trói pháp lý để được tự “cứu mình” trong lúc khó khăn như hiện nay.

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   15/03: Bản tin 20 giờ qua (15/03/2013)

>   PXS: 26/03 GDKHQ tham gia ĐHĐCĐ thường niên 2013 (14/03/2013)

>   VLF: 26/03 GDKHQ tham gia ĐHĐCĐ thường niên 2013 (14/03/2013)

>   DRL: 25/03 GDKHQ tham gia ĐHĐCĐ thường niên 2013 (14/03/2013)

>   Quyền lợi nhà đầu tư: Nhất kiểm toán, nhì hội đồng? (14/03/2013)

>   MPC có thật lòng mua cổ phiếu quỹ? (14/03/2013)

>   PVR vào diện bị cảnh báo từ 14/03 (14/03/2013)

>   CTCK: Nằm im và... đợi (14/03/2013)

>   14/03: Bản tin 20 giờ qua (14/03/2013)

>   VC7 không được giao dịch ký quỹ từ 14/03 (14/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật