“Vượt” kế hoạch... lỗ 2012
Nắm chắc được những khó khăn mà công ty phải đối măt, khoảng chục công ty trên sàn đã chủ động đưa ra kế hoạch kinh doanh âm cho năm 2012. Trong đó có 3 công ty dù kế hoạch ban đầu đặt ra vẫn có lãi tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, nhận thấy việc hoàn thành kế hoạch còn quá xa vời nên đã phải điều chỉnh lại kế hoạch từ lãi thành lỗ.
Danh sách các MCK đặt kế hoạch lỗ năm 2012
Đvt: Tỷ đồng
VCH, TLT, TLC chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2012
|
Điểm đặc biệt, 5 doanh nghiệp trong danh sách trên đã ghi nhận khoản lỗ “phình to” so với kế hoạch lỗ trong năm, bao gồm: DTC, VCV, PHS, CLG và S27.
Viglacera Đông Triều (HNX: DTC) và Vận Tải Vinaconex (HNX: VCV) là hai doanh nghiệp thua lỗ khá nặng trong năm 2012, với khoản lỗ lần lượt là 67.8 tỷ đồng và 44 tỷ đồng. Mức lỗ này gấp tới 7 lần và 2 lần so với kế hoạch lỗ. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu của DTC âm gần 12 tỷ đồng. DTC đã xin ý kiến cổ đông về việc hủy niêm yết tự nguyện và phương án đăng ký giao dịch UPCoM.
PHS và CIG tuy có kết quả kinh doanh tương ứng với kế hoạch lỗ đã đặt ra nhưng đây lại là kế hoạch mà công ty đã điều chỉnh sau một thời gian hoạt động trong năm. Trước đó cả hai doanh nghiệp đều đưa ra kế hoạch kinh doanh có lãi lần lượt là 1 tỷ đồng và 18.75 tỷ đồng. CTCK Phú Hưng (HNX PHS) lỗ hơn 100 tỷ đồng, cao gấp đôi mức lỗ năm trước, lỗ lũy kế hơn 148 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu còn 201 tỷ đồng. Với kế hoạch điều chỉnh lỗ 10 tỷ đồng, CTCP COMA 18 (HOSE: CIG) đã tăng nhẹ khoản lỗ lên 11.8 tỷ đồng.
Với Sông Đà 27 (HNX: S27), công ty đã âm vốn chủ sở hữu hơn 4 tỷ đồng và đã xin ý kiến cổ đông về việc hủy niêm yết tại sàn HNX. Trong năm 2012, S27 lỗ 7.92 tỷ đồng, tương đương với kế hoạch lỗ 7.6 tỷ đồng.
Nằm trong “danh sách đỏ” có nguy cơ bị hủy niêm yết rất cao là Container Phía Nam (HOSE: VSG) khi đã lỗ 2 năm liên tiếp 2010 và 2011, hiện cổ phiếu đang được giao dịch dưới dạng bị kiểm soát. Đến năm 2012, khi vận tải biển chưa có dấu hiệu phục hồi, VSG đã đặt kế hoạch lỗ hơn 59 tỷ đồng trong năm 2012. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính năm 2012 VSG báo lỗ hơn 56.6 tỷ đồng, giảm nhẹ mức lỗ so với kế hoạch trước đó. Với số lỗ này, vốn chủ sở hữu của công ty âm hơn 17 tỷ đồng. Hiện VSG chỉ còn chờ kết luận của kiểm toán BCTC năm 2012, tuy nhiên khả năng rời sàn của công ty dường như chắc chắn bởi cả hai nguyên nhân, cả lỗ trong 3 năm liên tiếp và âm vốn chủ sở hữu.
Kết quả kinh doanh của VSG qua các năm
ĐVT: triệu đồng
|
Cũng đình đám với nhiều “lùm xùm” trong năm 2012, CTCK Sacombank (HOSE: SBS) đã gây cú sốc lớn đối với các nhà đầu tư khi bất ngờ công bố báo cáo tài chính bán niên công ty mẹ soát xét với khoản lỗ lũy kế cuối năm 2011 tăng thêm 869 tỷ đồng lên gần 1,634 tỷ đồng do điều chỉnh những sai sót trong hàng loạt khoản mục, đăc biệt là các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dự phòng các khoản phải thu. Đến cuối tháng 6/2012, mức lỗ lũy kế bị nâng lên đến 1,772 tỷ đồng. Mặc dù kinh doanh có lãi trong quý 3 và quý 4/2012 nhưng khoản lãi này còn khiêm tốn, do đó, lũy kế cả năm 2012 SBS vẫn lỗ 127.56 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của công ty âm đến 245 tỷ đồng. HĐQT SBS tuy đã nỗ lực đưa ra các phương án tái cấu trúc công ty nhưng đã không được cổ đông thông qua. Hiện ban lãnh đạo vẫn chưa cho biết các bước kế hoạch tiếp theo.
Như vậy, so với mức lỗ theo kế hoạch đặt ra cho năm 2012 là 663 tỷ đồng, kết quả của SBS trong năm 2012 cũng ghi sự cố gắng của công ty khi khoản lỗ này ít hơn hẳn so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, cũng như VSG, SBS đang phải đối mặt rất gần với bản án hủy niêm yết bắt buộc khi vốn chủ sở hữu của công ty bị âm và không có biện pháp khắc phục.
Kết quả kinh doanh của SBS qua các năm
ĐVT: triệu đồng
|
Ba tên tuổi cuối cùng trong danh sách là VCH, TLT và TLC. Những doanh nghiệp này hiện chưa công bố báo cáo tài chính quý 4/2012.
Mặc dù không phải đối mặt với việc hủy niêm yết bắt buộc do thua lỗ trong hoạt động kinh doanh nhưng Viglacera Thăng Long (HNX: TLT) đã nhanh chân “đi tắt đón đầu” khi tự nguyện xin hủy niêm yết từ ngày 28/02 để chuyển sang giao dịch trên thị trường UPCoM và đã được Sở GDCK Hà Nội (HNX) chấp thuận vào ngày 31/01/2013. Được biết, TLT đã điều chỉnh kế hoạch từ lãi 1 tỷ đồng thành lỗ 34.6 tỷ đồng trong năm 2012, đến đầu tháng 2/2013 công ty vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh quý 4 và của năm 2012.
Bên cạnh dòng họ Viglacera, một tên tuổi khác trong dòng họ Vinaconex là Đầu Tư Xây Dựng & Phát Triển Hạ Tầng Vinaconex (HNX: VCH) cũng đặt kế hoạch 2012 lỗ 32.5 tỷ đồng. Viễn Thông Thăng Long (HNX: TLC) dự kiến lỗ 12.6 tỷ đồng trong năm 2012. Tuy nhiên, cũng như TLT, hai công ty này chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2012 nhưng tình hình hoạt động có vẻ không mấy sáng sủa khi TLC đã lỗ liên tiếp trong hai năm 2010, 2011, còn VCH đã âm hơn 22 tỷ đồng vốn chủ sở hữu (tính đến cuối quý 3/2012).
Kế hoạch và kết quả kinh doanh trong năm 2012 của các công ty
ĐVT: tỷ đồng
VCH, TLT, TLC chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2012)
|
Đan Thanh (Vietstock)
ffn
|