Việt Nam đứng thứ 25 thế giới về sức mạnh quân sự
Theo xếp hạng của GFP - Tổ chức xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu, sức mạnh quân sự Việt Nam đứng thứ 25 thế giới.
Theo số liệu được công bố vào trung tuần tháng 2/2013 này, GFP đã dựa trên 40 chỉ số khác nhau để đánh giá sức mạnh, tiềm lực quân sự của các nước trên thế giới, từ đó đưa ra số điểm về sức mạnh của mỗi quốc gia.
GFP cho biết, thuật toán để xếp hạng của họ đã được tính toán khá kỹ trong đó có tính đến cả các yếu tố ví dụ như một quốc gia có số lượng vũ khí ít hơn nhưng sử dụng công nghệ cao có khả năng đối đầu với lượng vũ khí, nhân lực lớn hơn nhiều từ phía đối phương. Thêm vào đó, GFP cũng tính điểm thưởng - điểm trừ cho một số chỉ số khác nhau để đánh giá năng lực thực sự nhất.
Theo bảng xếp hạng này, trong năm 2013 Việt Nam được đánh giá thứ 25 trong tổng số 68 quốc gia được xếp hạng trên thế giới về năng lực và tiềm năng quân sự.
Một tổ hợp tên lửa của quân đội Việt Nam
|
Trong bảng xếp hạng đó, Việt Nam có các chỉ số như sau:
Về nguồn nhân lực
Tổng số dân: 87,84 triệu người;
Số người ở độ tuổi lao động: 50.645.430 người;
Số người đến tuổi nhập ngũ mỗi năm (trung bình): 1.635.084 người;
Số quân thường trực: 412.000 người;
Số quân dự bị: 40.000 người.
Hệ thống vũ khí mặt đất
Xe tăng: 2.860 chiếc;
Xe bọc thép: 3.910 chiếc;
Pháo tự hành: 500 khẩu;
Pháo không tự hành: 2.255 khẩu;
Hệ thống phóng tên lửa: 1.104 chiếc;
Súng cối mang vác được: 2.000 chiếc;
Phương tiện hậu cần: 5.600 thiết bị.
Không quân
Tổng số máy bay chiến đấu: 644 chiếc;
Trực thăng: 218 chiếc.
Hải quân
Tàu sân bay: 0;
Tàu hộ vệ: 7;
Tàu khu trục: 0;
Tàu hộ vệ nhỏ: 9;
Tàu ngầm: 0;
Tàu tuần duyên: 60;
Thủy lôi: 10;
Tàu đổ bộ: 20.
Tài nguyên (dầu mỏ)
Sản lượng dầu: 318.100 thùng/ngày
Mức độ tiêu thụ dầu: 321.500 thùng/ngày
Về hậu cần
Lực lượng lao động: 48,23 triệu người;
Cảng chính: 6
Đường bộ: 180.549
Đường sắt: 2.632
Sân bay sẵn sàng phục vụ: 44
Tình hình tài chính (USD)
Ngân sách quốc phòng: 2,487 tỉ
Nợ nước ngoài: 39,63 tỉ
Dự trữ vàng và ngoại tệ: 14,05 tỉ
Ngang giá sức mua: 300 tỉ.
Địa lý (km)
Tổng diện tích: 331.210 km2;
Đường bờ biển: 3.444km;
Đường biên giới chung: 4.639km;
Đường thủy: 17.702km.
Trong bảng xếp hạng gồm 68 nước do GFP đưa ra lần này, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau Indonesia (xếp thứ 15) và Thái Lan (xếp thứ 20) và đứng trước Philippines (xếp thứ 31) và Malaysia (xếp thứ 33). So với Indonesia và Thái Lan, số xe tăng, xe bọc thép và pháo tự hành của Việt Nam nhiều hơn, nhưng Việt Nam chưa có tàu ngầm nào, trong khi đó Indonesia có 2 chiếc đang sử dụng. Hơn nữa, về mặt tài chính, ngân sách quốc phòng của Việt Nam (2,487 tỉ USD) ít hơn hẳn Indonesdia (5,22 tỉ USD) và Thái Lan (5,114 tỉ USD).
Trong bảng xếp hạng này của GFP, Mỹ với ngân sách quốc phòng là 689,591 tỉ USD, sở hữu 15.293 máy bay chiến đấu, 10 tàu sân bay, 71 tàu ngầm đứng đầu danh sách. Tiếp đó là Nga với ngân sách quốc phòng là 64 tỉ USD, sở hữu 4274 máy bay chiến đấu, 1 tàu sân bay, 58 tàu ngầm. Trong khi đó, Trung Quốc với ngân sách quốc phòng là 129,272 tỉ USD, sở hữu 2743 máy bay chiến đấu, 1 tàu sân bay, 63 tàu ngầm và đứng ở vị trí thứ 3.
Hòa Phong
infonet
|