Thứ Sáu, 01/02/2013 11:59

Eurozone: Nhu cầu tín dụng vẫn yếu

Hoạt động cho vay giảm trong nhiều tháng như vậy cũng đã cho thấy rằng lãi suất cho vay thấp kỷ lục không có mấy tác dụng trong việc khuyến khích đầu tư và tiêu dùng. Giới phân tích nhận định tăng trưởng tín dụng sẽ chưa sớm trở lại, khi các dấu hiệu tích cực gần đây về tình hình kinh tế Eurozone cần thời gian để có thể khuyến khích việc vay mượn.

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhu cầu tín dụng ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn yếu, dù những căng thẳng trên các thị trường tài chính khu vực đã giảm bớt.

Cụ thể cho vay tiêu dùng của các ngân hàng Eurozone giảm 3 tỷ euro trong tháng 12, sau khi tăng 6 tỷ euro trong tháng 11, trong khi cho vay đối với các DN phi tài chính giảm 22 tỷ euro, sau khi đã giảm 7 tỷ euro. Cho vay giảm là vì nhu cầu tín dụng yếu hơn, các điều kiện cho vay chặt chẽ, xuất phát từ sự bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế và tâm lý đề phòng rủi ro trong bối cảnh khủng hoảng. Trong khi cho vay tiêu dùng đã ổn định hơn, cho vay DN vẫn chịu sức ép, khi theo sau chu kỳ kinh doanh.

Hoạt động cho vay giảm trong nhiều tháng như vậy cũng đã cho thấy rằng lãi suất cho vay thấp kỷ lục không có mấy tác dụng trong việc khuyến khích đầu tư và tiêu dùng. Nhà kinh tế Christian Schulz thuộc Ngân hàng Berenberg (Đức) cho rằng, kinh tế Eurozone có thể đang hướng tới sự phục hồi, song không phải nhờ tín dụng. Lòng tin vào hệ thống ngân hàng có thể bị ảnh hưởng trước những tác động từ suy thoái kinh tế đang tiếp diễn. ECB đã thành công trong việc hạ nhiệt cuộc khủng hoảng nợ bằng thông báo về chương trình mua trái phiếu, song kinh tế Eurozone vẫn yếu và có thể suy giảm trong những tháng cuối năm 2012.

Giới phân tích nhận định tăng trưởng tín dụng sẽ chưa sớm trở lại, khi các dấu hiệu tích cực gần đây về tình hình kinh tế Eurozone cần thời gian để có thể khuyến khích việc vay mượn. Nếu tình hình kinh tế cũng như nguồn vốn của các ngân hàng tiếp tục cho thấy những dấu hiệu cải thiện, thì hoạt động cho vay có thể chuyển hướng đi lên trong nửa cuối năm nay. Theo nhận định của giới phân tích, môi trường kinh doanh năm nay sẽ dễ thở hơn nhiều so với năm ngoái và các ngân hàng có thể bắt đầu nới lỏng điều kiện cho vay, còn các DN sẽ sẵn sàng vay mượn hơn.

Liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, ECB ủng hộ việc tách các hoạt động giao dịch có rủi ro cao với các hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng, song không hoàn toàn nhất trí việc tách các hoạt động bán lẻ với các hoạt động đầu tư. Tháng 10 năm ngoái, một nhóm tư vấn đã đề xuất các ngân hàng tách việc nhận tiền gửi với các giao dịch liên quan đến bất động sản và các hoạt động đầu tư rủi ro khác để tránh việc tiếp tục phải cứu trợ các ngân hàng cũng như để bảo vệ người gửi tiền. Đề xuất này xuất phát từ lo ngại gia tăng trong suốt thời gian diễn ra khủng hoảng rằng hoạt động ngân hàng bán lẻ sẽ dễ tổn thương trước những vấn đề đang ảnh hưởng tới các ngân hàng đầu tư.

Về việc xử lý các khoản nợ xấu, hoạt động bán các khoản vay trong lĩnh vực bất động sản ở châu Âu sẽ tăng khoảng 15%, lên 25 tỷ euro (34 tỷ USD) trong năm nay, khi Tây Ban Nha và Ailen đẩy mạnh việc bán các khoản nợ xấu. Doanh số bán các khoản vay và các bất động sản do ngân hàng nắm giữ đạt 21,7 tỷ euro trong năm 2012, so với 8,8 tỷ euro trong năm 2011, trong đó Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ailen chiếm đến 90%. Trong giai đoạn tồi tệ nhất khi thị trường bất động sản châu Âu sụp đổ, giá bất động sản ở một số khu vực của Tây Ban Nha và Ailen đã giảm hơn 50% so với mức đỉnh điểm vào năm 2007. Cả hai nước đã thành lập ngân hàng xử lý nợ xấu để giải quyết các khoản nợ có rủi ro lớn trong các ngân hàng.

Lê Minh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Quốc hội Mỹ hoãn áp đặt trần nợ công đến tháng 5 (01/02/2013)

>   Đồng yen đã nhích lên trước khi Mỹ công bố số liệu (31/01/2013)

>   Philippines tăng trưởng vào hàng đầu tại châu Á (31/01/2013)

>   Bê bối ở ngân hàng lâu đời nhất thế giới (31/01/2013)

>   Thâm hụt thương mại Indonesia lên tới 1,33 tỷ USD (31/01/2013)

>   Hàn Quốc: Thặng dư tài khoản vãng lai cao kỷ lục (31/01/2013)

>   5 lý do vì sao tăng trưởng âm của Mỹ không phải là thảm họa (31/01/2013)

>   Fed tiếp tục bơm 85 tỷ USD/tháng khi kinh tế “hụt hơi” (31/01/2013)

>   Nhật Bản dẫn đầu nợ công toàn cầu (31/01/2013)

>   Sửng sốt với số liệu GDP quý 4/2012 của Mỹ (31/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật