TGĐ CK Thiên Việt: Nghỉ Tết càng dài càng tốt
Ông Nguyễn Trường Giang - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Thiên Việt (TVSC) nêu quan điểm, nghỉ Tết càng dài càng tốt
Tết âm lịch gắn liền với truyền thống, văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, bỏ qua các yếu tố này, tôi chỉ đề cập tới vấn đề kinh tế. Liệu có nên cắt bỏ Tết âm lịch và thực hiện theo Tết dương lịch hay không?
Đầu tiên, phải khẳng định với nhau một điều, nước ta có nghỉ Tết dài hơn nữa cũng chẳng ảnh hưởng nhiều đến kinh tế. Vì sao lại như vậy? Vì năng suất lao động của người lao động nước ta quá thấp. Về lý thuyết, một ngày, cán bộ công nhân viên làm 8 tiếng nhưng thực chỉ là 2,3 tiếng.
Về mặt lý thuyết nếu dồn giờ làm việc cả tháng, nếu làm cật lực thì một tháng nghỉ 3 tuần cũng chẳng sao. Nhưng cái tệ ở đây chính là khi ta hoàn thành công việc, người khác phải làm cả tháng nên ta vẫn phải chờ người khác nên công việc dàn trải cả tháng. Người khác tốc độ chậm nên ta không thể tăng tốc vọt lên được.
Gói bánh trưng mỗi dịp Tết cổ truyền ở Việt Nam
|
Có thể nói năng suất lao động của người lao động nước ta quá thấp. Nếu tăng tốc lên thì số ngày nghỉ có thể nhiều hơn. Chính vì vậy, chuyện nghỉ Tết chẳng là vấn đề gì. Nếu nghỉ dài, các khoản dịch vụ có thể tăng lên. Tết nhiều, người tiêu dùng tiêu tiền nhiều. Đây là điều tốt cho kinh tế cho kinh tế. Quan điểm của tôi nghỉ Tết càng dài càng tốt.
Nghỉ Tết dài cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến kinh tế vì chế độ quản trị của nhiều doanh nghiệp nước ta, đặc biệt với cơ quan nhà nước còn khá yếu. Ví dụ một lá đơn gửi ra phường, hàng chục ngày mới sau tôi mới nhận được câu trả lời. Nếu kỷ cương tốt, năng suất lao động đẩy lên thì nghỉ Tết dài không có vấn đề gì.
Nói cắt Tết Nguyên đán để kinh tết tốt lên là điều không đúng. Nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Chẳng phải vì mấy ngày mà ảnh hưởng đến kinh tế vì các doanh nghiệp đều thu xếp ổn công việc của mình. Ví dụ ngành xây dựng đang thi công; nhà máy kính, không tắt được, không đóng được; nhà máy thép đang hoạt động không thể tắt lò thép được, họ vẫn phải bố trí người làm dù đang trong giai đoạn nghỉ Tết.
Còn nếu nói cắt Tết Nguyên đán để tốt cho kinh tế thì phải chứng minh kể cả cảm quan. Kinh tế là thứ đong đếm được. Cần phải xác định xem nếu nghỉ nhiều ngày thì có mất mát gì không. Nhưng theo tôi, nghỉ Tết chẳng mất cái gì.
Ví dụ trong kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đặt ra, giả sử một năm sản lượng như thế, doanh số như vậy. Có nghỉ Tết như thế chứ nghỉ nhiều hơn nữa họ vẫn cố gắng hoàn thành kế hoạch được.
Việt Nam nghỉ Tết chưa phải là nhiều, thế giới nghỉ nhiều hơn nhiều. Người Pháp nghỉ 2 tuần, có nơi nghỉ 3,4 tuần. Cái quan trọng cốt lõi cuối cùng chính là năng suất lao động. Năng suất lao động nhân với giờ làm việc sẽ ra sản lượng.
Năng suất lao động thấp mới cần đẩy ngày làm việc để ra sản lượng yêu cầu. Ngày lao động giảm xuống thì cần năng suất lao động tăng lên. Năng suất lao động là cốt lõi chứ không phải số ngày nghỉ. Năng suất lao động liên quan đến hiệu quả. Ngày nghỉ không liên quan gì đến hiệu quả.
Dư địa của tăng năng suất lao động ở nước ta còn rất dài, rất nhiều nên dư địa tăng ngày nghỉ còn dài dài.
Dễ dàng thấy được vai trò của năng suất lao động và thời gian làm việc bằng ví dụ dưới đây. Không tính tới khấu hao máy móc, một người công nhân làm việc bằng máy cho ra sản lượng 100 trong vòng 1 giờ. Vẫn 100 sản lượng đó, người nông dân làm thủ công sẽ mất tới 100 giờ. Năng suất của người nông dân chỉ bằng 1/100 của chiếc máy.
Rõ ràng với sản lượng không đổi, người lao động sẽ chọn làm việc bằng máy để tăng năng suất lao động, giảm giờ làm.
Tôi phải khẳng định một lần nữa, vấn đề cốt lõi là năng suất lao động.
Ông Nguyễn Trường Giang - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Thiên Việt
vtcnews
|