Ông chủ Thủy sản Hùng Vương là ai?
Giới thiệu nhân vật ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Hùng Vương (HVG). Ông đang nắm giữ 35.93% vốn điều lệ của công ty, ông hiện đang đình đám với hàng loạt thương vụ M&A trong ngành.
Ngày tháng năm sinh: 22/10/1956
CMND: 021997925 ngày cấp: 20/10/2003 nơi cấp: CA TP. HCM
Nơi sinh: TP. HCM
Quốc tịch: Việt Nam
Dân tộc: Kinh
Quê quán: TP. HCM
Địa chỉ thường trú: 218/33/7 Đường Minh Phụng, Phường 6, Quận 6
Trình độ văn hóa: 12/12
Trình độ chuyên môn: Chế biến nuôi trồng thủy hải sản
Quá trình công tác
- 1978 – 1983: Chỉ huy trưởng Duyên Hải, Quận 6, TP.HCM;
- 1984 – 1987: Phó Giám đốc Nông trường Duyên Hải, Quận 6;
- 1988 – 1994: Giám đốc Công ty chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Hùng Vương;
- 2003: Giám đốc Công ty TNHH Hùng Vương;
- 2007 – nay: Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Hùng Vương.
Chức vụ công tác hiện nay tại tổ chức niêm yết:
- Chủ tịch HĐQT/ Tổng Giám đốc CTCP Hùng Vương (HVG);
- Phó Chủ tịch HĐQT CTCP XNK Thủy sản An Giang (AGF);
- Chủ tịch HĐQT CTCP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (AGF)
- Chủ tịch HĐQT Công ty Nuôi trồng Thủy sản Hùng Vương - Miền Tây;
- Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc An Lạc;
- Chủ tịch HĐQT các công ty con của CTCP Hùng Vương: Hùng Vương Vĩnh Long; An Lạc Tiền Giang; Châu Á Tiền Giang; Châu Âu Tiền Giang.
Những người liên quan:
- Nguyễn Thị Trừ (mẹ)
- Dương Ngọc Hương (em)
- Dương Ngọc Lang (em)
- Nguyễn Ngọc Huệ (em)
- Dương Ngọc Hà (em)
- Nguyễn Thị Ngọc Sương (em)
- Nguyễn Văn Sang (em)
- Nguyễn Văn Trọng (em)
Số cổ phần nắm giữ:
- Ông Dương Ngọc Minh: 28,459,492 cổ phần chiếm 35.93% vốn điều lệ (17/10/2012)
- Số cổ phần của những người có liên quan: Không
Cơ cấu cổ đông của HVG trên vốn điều lệ 792 tỷ đồng (17/10/2012)
|
Năm 1987, ông Minh được phân công làm giám đốc Xí nghiệp đông lạnh Hùng Vương (quận 6, TP.HCM). Trong vài năm đầu Đông lạnh Hùng Vương là một trong ba xí nghiệp hàng đầu của TP xuất khẩu thủy sản.
“Nhưng sau đó, chúng tôi gặp khó khăn do tình hình lạm phát. Lúc nhập máy móc thiết bị từ Nhật với phương thức trả chậm, tỷ giá đồng yen lúc đó khoảng 280 yen đổi 1 USD. Lúc công ty trả thì đồng yen lên giá còn 150 yen đổi 1 USD, tính ra số tiền thanh toán thiết bị tăng gấp đôi lúc nhập. Chúng tôi vay vốn bằng ngoại tệ từ nước ngoài để xây dựng trụ sở, mua thiết bị sản xuất. Khi Nhà nước vào kiểm toán thì tính bằng đồng Việt Nam thời điểm xây dựng nên không phản ánh được thực tế. Từ kết quả kiểm toán, tôi bị khởi tố tội cố ý làm trái” - ông Minh buồn buồn nhắc lại chuyện cũ.
Năm 1995, tại phiên tòa phúc thẩm, ông Minh bị buộc thêm một tội nữa là lập quỹ trái phép, tổng hợp hai tội tòa kết án 10 năm tù. Án có hiệu lực pháp luật, ông được chuyển đến trại giam Xuân Lộc (Bộ Công an) cải tạo. Với kinh nghiệm của người lăn lộn trong kinh doanh, ông Minh đóng góp cho ban giám thị phát triển kinh tế trại bằng phương thức khoán sản phẩm. Từ mô hình làm ăn của ông Minh, đời sống cán bộ trong trại và phạm nhân tốt lên nhiều. Cùng với những thành tích nổi trội khác, ông Minh được xét giảm án nhiều lần và được ra tù trước thời hạn gần bốn năm.
Tuổi trẻ
|
Viết Vinh (Vietstock)
ffn
|