Nhìn lại 15 lần thắt chặt tiền tệ của Fed và phản ứng TTCK (Phần 2)
Kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp gần đây nhất vào ngày 03/01 với ý định chấm dứt chương trình mua trái phiếu trong năm 2013, hơn ai hết nhà đầu tư luôn dằn vặt với câu hỏi: Khi nào Fed bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và điều gì sẽ xảy ra sau đó?
* Nhìn lại 15 lần thắt chặt tiền tệ của Fed và phản ứng TTCK (Phần 1)
Ông David Bianco, Chiến lược gia trưởng về cổ phiếu của Deutsche Bank khuyến nghị nhà đầu tư không nên lo sợ về quá trình bình thường hóa lãi suất. Trong báo cáo nghiên cứu mới nhất của mình, ông Bianco đã đi sâu vào phân tích phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ trong 15 lần Fed thắt chặt chính sách kể từ năm 1965.
Báo cáo của ông có đoạn: “Các nhà kinh tế và chiến lược gia lãi suất của Deutsche Bank dự báo Fed sẽ giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang đến năm 2014. Tuy nhiên, các chuyên gia này dự báo lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm sẽ ở mức 3% vào cuối năm 2013. Sự kết thúc của các gói QE có thể đánh dấu sự khởi đầu của chu kỳ thắt chặt chính sách sớm của Fed và lợi suất trái phiếu dài hạn tăng thể hiện đà tăng mang tính chu kỳ của lãi suất. Cả hai yếu tố này đều tích cực”.
8. Tháng 1/1982 – Tháng 3/1982
Diễn biến lãi suất từ Tháng 1/1980 – Tháng 3/1984
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
Điểm nổi bật trong nửa cuối năm 1981 là việc Fed mạnh tay cắt giảm lãi suất. Nửa đầu năm 1982, lãi suất duy trì ổn định trong một thời gian dài. Dù vậy, vào tháng 1/1982, cơ sở tiền tệ tăng vọt và lãi suất bắt đầu tăng trở lại. Thị trường chứng khoán cũng khởi sắc trong tháng này trước khi đảo chiều đi xuống vào tháng 3.
- Lãi suất đầu kỳ: 12.37%
- Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 14.78%
Diễn biến S&P 500 từ Tháng 1/1980 – Tháng 3/1984
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
- Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -1.8%
- Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 14.8%
- Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -0.16 điểm phần trăm
9. Tháng 3/1983 – Tháng 9/1984
Diễn biến lãi suất từ Tháng 3/1981 – Tháng 9/1986
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
Ông Bianco cho biết: “Thị trường xuất hiện đợt điều chỉnh vào năm 1983, tức 7 tháng sau lần nâng lãi suất đầu tiên trong chu kỳ này (tháng 10/1983 - tháng 7/1984) khi CPI vượt 4%. Vào thời điểm đó, nhà đầu tư vẫn còn lo sợ bởi mức lạm phát cao trong thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 đồng thời lo ngại CPI cao có thể khiến lạm phát tiền lương xuất hiện trở lại. Cuối năm 1984, Fed bắt đầu nới lỏng chính sách trở lại và năm 1985 được xem là giai đoạn “hạ cánh mềm”.
- Lãi suất đầu kỳ: 8.5%
- Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 11.44%
Diễn biến S&P 500 từ Tháng 3/1981 – Tháng 9/1986
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
- Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 3.3%
- Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 6.1%
- Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 2.21 điểm phần trăm
10. Tháng 2/1987 – Tháng 11/1987
Diễn biến lãi suất từ Tháng 2/1985 – Tháng 11/1989
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
Tháng 2/1987, Fed quyết định đảo chiều chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian qua để bảo vệ đồng USD. Theo đó, Fed đã bán ra 8.4 tỷ USD chứng khoán, rút lại thanh khoản trên thị trường và nâng lãi suất. Đợt thắt chặt chính sách này kéo dài cho đến tháng 10/1987, thời điểm thị trường sụp đổ và Fed nới lỏng tiền tệ trở lại.
- Lãi suất đầu kỳ: 5.98%
- Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 7.31%
Diễn biến S&P 500 từ Tháng 2/1985 – Tháng 11/1989
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
- Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 3.7%
- Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -6.2%
- Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 2.27 điểm phần trăm
11. Tháng 4/1988 – Tháng 4/1989
Diễn biến lãi suất từ Tháng 4/1986 – Tháng 4/1991
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
Tiến sỹ John Carlson thuộc Cục Dự trữ khu vực Cleveland cho biết từ tháng 4/1988 đến tháng 3/1989, Fed đã nhiều lần nâng lãi suất nhưng lại không thể ngăn chặn được đà leo thang của lạm phát cơ bản. Cụ thể, trong giai đoạn nói trên, Fed đã nâng lãi suất thêm hơn 3% trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chỉ tăng thêm 1%.
Các phân tích chuyên sâu cho thấy, đến tháng 8/1990, đà leo thang đột ngột của lạm phát cơ bản đã được ngăn chặn và chỉ số bắt đầu đi xuống sau đó. Hơn nữa, cuộc suy thoái bắt đầu năm 1990 cho thấy các biện pháp điều chỉnh chính sách đã khiến tình trạng yếu kém của nền kinh tế thêm trầm trọng.
- Lãi suất đầu kỳ: 6.52%
- Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 9.75%
Diễn biến S&P 500 từ Tháng 4/1986 – Tháng 4/1991
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
- Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 5.6%
- Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 13.9%
- Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 0.64 điểm phần trăm
12. Tháng 2/1994 – Tháng 3/1995
Diễn biến lãi suất từ Tháng 2/1992 – Tháng 3/1997
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
Tiến sỹ John Carlson thuộc Cục dự trữ khu vực Cleveland cho biết thêm: “Trước các chứng cứ cho thấy lạm phát đã được ngăn chặn, lãi suất dài hạn cũng bắt đầu đi xuống vào mùa xuân năm 1989 và kéo dài cho đến mùa thu năm 1993. Đà gia tăng của lãi suất dài hạn bắt đầu vào tháng 11 năm đó thể hiện nỗi lo sợ về khả năng lạm phát tăng cao. Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã có phản ứng khá mạnh mẽ trước tình hình này khi nâng lãi suất thêm 3% trong giai đoạn từ tháng 1/1994 đến tháng 2/1995. Thị trường chứng khoán đi ngang trong phần lớn thời gian của năm 1994 trước khi phục hồi vào tháng 12 và kéo dài đến hết năm 1995.
- Lãi suất đầu kỳ: 3%
- Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 6%
Diễn biến S&P 500 từ Tháng 2/1992 – Tháng 3/1997
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
- Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -3.0%
- Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -2.3%
- Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 1.50 điểm phần trăm
13. Tháng 4/1997 – Tháng 5/1997
Diễn biến lãi suất từ Tháng 4/1995 – Tháng 5/1999
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
Báo cáo của Bianco cho biết: “Chỉ số S&P 500 giảm 9% trong tháng 4/1997 sau khi Fed nâng lãi suất thêm 0.25% do định giá cổ phiếu tăng quá mạnh. Tuy nhiên, đây chỉ là đợt điều chỉnh tạm thời và sau đó thị trường lại tiếp tục xác lập xu hướng giá lên. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và sự vỡ nợ của nước Nga đã khiến thị trường điều chỉnh trở lại vào tháng 10/1997 và gần như rơi vào xu hướng giá xuống vào cuối năm 1998.
- Lãi suất đầu kỳ: 5.31%
- Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 5.5%
Diễn biến S&P 500 từ Tháng 4/1995 – Tháng 5/1999
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
- Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 5.8%
- Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 45.5%
- Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -0.18 điểm phần trăm
14. Tháng 7/1999 – Tháng 7/2000
Diễn biến lãi suất từ Tháng 7/1997 – Tháng 7/2002
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
Ông Bianco cho biết trong báo cáo: “Cho đến tháng 3/2000, đường cong lợi suất mới đảo chiều. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lo sợ việc thắt chặt chính sách vào năm 1999 được xem là khá trễ dù lạm phát vẫn còn thấp sau khi suy thoái kinh tế kết thúc đã được 8 năm.
Vấn đề được tranh luận nhiều nhất tại thời điểm này là liệu chu kỳ kinh doanh đã bình thường trở lại hay chưa. Hệ số P/E của S&P 500 tăng vượt ngưỡng 20 và tiếp tục tiến xa, dẫn đến đợt điều chỉnh từ tháng 7/1999 – tháng 10/1999. Tuy nhiên, thị trường đã phục hồi mạnh vào cuối năm trước các dấu hiệu khả quan của nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 4% vào đầu năm 2000.
Thế nhưng, đây lại là năm xuất hiện các tín hiệu cho thấy đầu tư vào lĩnh vực công nghệ và viễn thông tăng quá mạnh. Hệ số PE cao và lợi nhuận ảm đạm do cuộc suy thoái chi tiêu cho hoạt động kinh doanh đã khiến thị trường “con gấu” trở nên trầm trọng hơn vào ngày 11/09/2001.
- Lãi suất đầu kỳ: 4.76%
- Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 6.5%
Diễn biến S&P 500 từ Tháng 7/1997 – Tháng 7/2002
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
- Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -3.2%
- Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 6%
- Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 0.31 điểm phần trăm
15. Tháng 6/2004 – Tháng 8/2006
Diễn biến lãi suất từ Tháng 6/2002 – Tháng 8/2006
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
Khi mối lo ngại về sự hình hình của bong bóng nhà đất tăng cao, Fed bắt đầu nâng lãi suất vào tháng 6/2004 và tiếp tục động thái này cho đến hết nhiệm kỳ của Chủ tịch Fed Alan Greenspan vào tháng 7/2006. Sau tuyên bố vào tháng 6/2004 , cổ phiếu bị bán tháo mạnh nhưng chỉ đến tháng 8 năm đó thị trường đã có thể phục hồi trở lại và xác lập các mức cao mọi thời đại.
- Lãi suất đầu kỳ: 1%
- Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 5.25%
Diễn biến S&P 500 từ Tháng 6/2002 – Tháng 6/2006
Nguồn: Bloomberg, Business Insider
|
- Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 1.8%
- Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 6.3%
- Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 0.36 điểm phần trăm
Phước Phạm (Vietstock)
FFN
|