Thứ Hai, 07/01/2013 06:41

Hãng tàu nâng cước, phí từ đầu năm

Ngay từ đầu năm 2013, nhiều hãng tàu biển đã thông báo tăng cước vận chuyển và thu thêm nhiều khoản phụ phí để bù lỗ cho tình trạng ế ẩm của một số tuyến vận tải.

Hãng tàu OOCL vừa thông báo hãng này đang đứng trước khả năng bị lỗ do cước vận tải biển thấp hơn chi phí họ phải chi trả để duy trì đội tàu và dịch vụ. "Do vậy, từ ngày 15-1, hãng sẽ thu thêm 200 đô la Mỹ/TEU ((một TEU ứng với 1 container 20 feet) đối với các tuyến đi từ các nước khu vực Đông Nam Á đến Úc để duy trì chất lượng dịch vụ và để hệ thống vận chuyển được kết nối thông suốt”, thông báo cho biết.

Giữa tháng 12-2012, hãng cũng tăng cước vận chuyển từ các nước khu vực Đông Á, bao gồm Việt Nam, đi các nước Bắc Âu thêm 550 đô la Mỹ/TEU, đồng thời áp dụng thêm phụ phí cao điểm 350 đô la Mỹ/TEU từ ngày 10-1-2013.

Từ cuối tháng 12-2012, hãng Maersk Lines cũng áp dụng phụ phí tắc nghẽn cảng (Port Congestion Surcharge) áp dụng đối với các tuyến đến và đi từ cảng Mỹ. Cụ thể, phụ phí được thu theo các mức khác nhau, từ 800 đến 1266 đô la Mỹ đối với container 20 feet đến 45 feet.

Phụ phí cao điểm cũng được áp dụng với các tuyến Đông Á bao gồm Việt Nam đến Canada với mức dao động từ 320 đến 760 đô la Mỹ áp dụng với các loại container 20 feet và 45 feet và tùy khu vực cảng. Ngược lại phụ phí cao điểm hết hạn với tuyến Đông Á đến Úc.

Từ 10-1-2013 hãng Maersk thu thêm 350 đô la Mỹ/TEU cho khoản phụ phí cao điểm áp dụng với các tuyến từ các nước Đông Á đến Bắc Âu và Địa Trung Hải.

Trong khi đó, hàng hóa từ các nước Đông Á đi các nước châu Phi từ ngày 15-1 cũng được áp dụng phí mức tăng chung (General Rate Increase) với giá từ 150 đến 300 đô la Mỹ đối với các loại container 20 đến 40 feet.

Dự báo lượng hàng hóa vận chuyển vào đầu năm mới sẽ giảm do kỳ nghỉ lễ, hàng loạt hãng tàu lớn trong liên minh G6 bao gồm APL, Hapag-Lloyd, Hyundai Merchant Marine, MOL, Nippon Yusen Kaisha and Orient Overseas Container Line (OOCL) cũng thông báo hủy hàng loạt chuyến tàu từ các cảng, trong đó có Singapore, nơi trung chuyển của phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 1.

Phạm Thái

tbktsg

Các tin tức khác

>   Thị trường ô tô ảm đạm (07/01/2013)

>   Một doanh nghiệp bị tố xuất khẩu “chui” 200.000 tấn gạo sang Malaysia (04/01/2013)

>   Công ty bị tố xuất khẩu gạo "chui" đã giải trình với VFA (06/01/2013)

>   Ông Hoàng Kiều rút khỏi Công ty CP Du lịch Tiền Giang (06/01/2013)

>   Hãng tàu nâng cước, phí từ đầu năm (06/01/2013)

>   Lợi nhuận của Vinafood2 thấp nhất từ năm 2008 (06/01/2013)

>   2013: Lọc dầu Dung Quất phấn đấu đạt 6,5 triệu tấn (06/01/2013)

>   Cà Mau phấn đấu xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD (06/01/2013)

>   “Cởi trói” cho điện thoại nhập khẩu vào Việt Nam (06/01/2013)

>   Sẽ có nhà máy lọc dầu 27 tỉ đô la ở Bình Định (06/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật