Chủ Nhật, 06/01/2013 09:43

“Hàng đổi hàng” tiếp tục thịnh vượng

Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động dùng “hàng đổi hàng” đang trỗi dậy tại nhiều nước trên thế giới và đang trở thành một cách sống vững vàng trong thời buổi khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, không chỉ có “hàng đổi hàng”, đã xuất hiện hình thức đổi “công” qua cách sử dụng Ngân hàng thời gian - một hình thức trao đổi công với nhau và chi phí không được tính bằng tiền mà bằng giờ.

Xuất phát từ một sáng kiến chống chủ nghĩa tư bản, Ngân hàng thời gian không để các lực lượng thị trường thiết lập giá trị lao động của các thành viên. Một giờ làm việc của bác sĩ cũng ngang bằng với một giờ làm việc của một người quét dọn.

Sau khi Hy Lạp áp dụng thành công, hình thức này cũng đang trở nên phổ biến tại nhiều nước đang bị khủng hoảng ở châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Cô gái trẻ Christine cho biết: “Tôi đã đến nhà một cô gái mà tôi chưa từng quen trước đó và giúp cô ta dọn dẹp phòng ở”. Đổi lại Christine nhận được khoản tín dụng 3 giờ đồng hồ mà người cô đã giúp dọn phòng chuyển cho cô qua trang mạng của Ngân hàng thời gian. Phần lớn những người tham gia mô hình Ngân hàng thời gian cho rằng những sáng kiến này giúp họ có thêm tinh thần đoàn kết để chống đỡ cuộc khủng hoảng hiện nay.

Bartercard, một tổ chức hàng đổi hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có đến hơn 35.000 thành viên và nhiều công ty đã áp dụng cơ chế trao đổi hàng - hàng. Hiệp hội thương mại đối ứng quốc tế (IRTA) cho biết 30% doanh nghiệp trên khắp thế giới đều đã thực hiện tốt đẹp các giao dịch này. Chẳng hạn Mercedes Benz đã từng đổi xe buýt để lấy chuối trong một giao dịch trị giá đến 65 triệu USD, Pepsico cũng đã có những giao dịch đổi nước giải khát để lấy rượu vodka Stolichnaya của Nga.

Một số trang web đã ra đời để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên đối tác cần trao đổi hàng như Craigslist, U-Exchange, One Fair Market và Gumtree. Các trang web cung cấp danh mục hàng hóa cần trao đổi cho khách hàng. Dựa trên các danh mục này, các đối tác có thể chọn thực phẩm hay tiện ích và lựa chọn của họ luôn thay đổi theo từng thời điểm. Vai trò của các trang web rất quan trọng vì “nhân vật trung gian” này phải nắm bắt được nhu cầu của nhiều bên đối tác, gợi ý hàng trao đổi phù hợp theo nhu cầu từng bên... Hàng hóa được trao đổi theo nhu cầu nên giá trị được nâng cao. Mức độ phổ biến của hoạt động này cũng đang ngày càng tăng.

Mặc dù các trang web trên vẫn còn trong giai đoạn trứng nước, nhưng đây là một ví dụ điển hình cho thấy Internet cung cấp trao đổi hàng hóa xuyên biên giới. Đã có nhiều nhận định của giới chuyên gia kinh tế cho rằng với đà phát triển hiện nay, “hàng đổi hàng” có thể trở thành một ngành mới kiếm ăn khá dễ trong thời khủng hoảng.

Theo IRTA, thị trường hàng đổi hàng toàn cầu hiện nay có doanh thu hằng năm khoảng 10 tỷ USD. Nắm bắt được thời cơ này, báo Guardian dẫn nguồn tin của IRTA cho biết các chính phủ Trung Quốc, Pháp và Ireland đang xem xét chủ động xây dựng các chương trình hàng đổi hàng do chính phủ tài trợ mang tầm quốc tế.

Hạnh Chi

Sài Gòn Giải Phóng

Các tin tức khác

>   Áp lực đè nặng lên tân Chủ tịch Tata (05/01/2013)

>   Posco, China Steel chi 540 triệu USD mua mỏ quặng (05/01/2013)

>   Ngành thép toàn cầu đối mặt với dư thừa công suất (05/01/2013)

>   Singapore: PMI tiếp tục giảm tháng thứ sáu liên tiếp (05/01/2013)

>   ADB dự báo Ấn Độ và Việt Nam tăng trưởng mạnh (05/01/2013)

>   Thái Lan mất vị thế xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (04/01/2013)

>   Hai giám đốc của tập đoàn bán lẻ Best Buy từ nhiệm (04/01/2013)

>   Thái Lan dự kiến xuất 7 triệu tấn gạo thông qua G2G (04/01/2013)

>   Chính phủ Ấn Độ có thể tăng thuế nhập khẩu vàng (04/01/2013)

>   Anh: PMI ngành chế tạo đạt cao nhất trong 15 tháng (04/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật