Thứ Tư, 02/01/2013 22:06

Đề xuất giãn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu

Khi trình Thủ tướng các đề xuất mới nhất việc sửa Nghị định 84 về cơ chế kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương cho biết Bộ Tài chính đã đề xuất giãn thời gian điều chỉnh giá hiện nay từ 10 ngày lên 15 ngày.

Hôm 25-12-2012, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng các đề xuất sửa đổi Nghị định 84 như yêu cầu của Chính phủ trước đó, nhằm để các quy định được sửa đổi phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Theo tập hợp của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã đề xuất 3 phương án về thời gian điều chỉnh giá. Phương án hiện hành là tăng/giảm giá hai lần liên tiếp tối thiểu phải là 10 ngày.

Bộ Tài chính cho rằng, việc điều chỉnh theo cách này sẽ giúp giá xăng dầu tiệm cận giá thế giới, giá thế giới giảm thì giá bán lẻ trong nước giảm và ngược lại. Nhược điểm của nó là tần suất điều chỉnh dày, dễ khiến dư luận phản ứng khi giá thế giới tăng, giá trong nước phải điều chỉnh tăng theo vì tần suất điều chỉnh tăng nhiều hơn giảm do giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng là chủ yếu nên công tác điều hành giá bị phê phán nhiều hơn là được ủng hộ.

Phương án thứ hai là thời gian điều chỉnh đề nghị là 30 ngày thì thống nhất với số ngày dự trữ lưu thông, dẫn đến việc tính giá cơ sở vẫn theo chu kỳ 30 ngày nhưng giá xăng dầu trong nước sẽ có độ trễ với giá xăng dầu thế giới, trong khi cơ chế điều hành hiện đã tiệm cận với tín hiệu của giá xăng dầu thế giới.

Để hài hòa giữa dự trữ lưu thông và thời gian giữa các lần điều chỉnh giá cho phù hợp, Bộ Tài chính đề nghị chu kỳ điều chỉnh giá bình quân là 15 ngày. Mốc thời gian được cho là vẫn phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước vẫn giữ được ổn định. Song để thực hiện được phương án mới, sẽ cần chuyển một phần dự trữ lưu thông sang dự trữ quốc gia hoặc các hình thức dự trữ khác.

Về biên độ điều chỉnh giá xăng dầu, Nghị định 84 cho phép doanh nghiệp và cơ quan quản lý được phép tăng, giảm giá theo ba mức: 7%, 12% và trên 12%. Nhưng cũng vì mục tiêu nâng cao quyền chủ động tăng/giảm giá cho doanh nghiệp, để giá xăng dầu trong nước tiệm cận với diễn biến của giá xăng dầu thế giới, liên bộ Công Thương - Tài chính đề nghị chia nhỏ các biên độ điều chỉnh giá. Ví dụ như giá cơ sở trong nước và giá bán hiện hành chênh lệch 3%, 5% và 7% thì doanh nghiệp được tự động điều chỉnh giá.

Bộ Công Thương ví dụ khi mức chênh lệch trong phạm vi 500 đồng/lít thì doanh nghiệp tự điều chỉnh giá bán, trên 500 đồng đến 1.000 đồng/lít thì doanh nghiệp tự điều chỉnh giá kết hợp sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu. Trong trường hợp hai giá chênh nhau trên 1.000 đồng/lít thì doanh nghiệp điều chỉnh giá sau khi có ý kiến của liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Bộ Công Thương cũng nhắc lại đề xuất là Bộ Tài chính cần ban hành quy định cụ thể về thù lao hoa hồng, hoa hồng tối đa, tối thiểu cho tổng đại lý, đại lý trong khi quy định hiện hành chưa có. Nghị định hiện nay mới chỉ ấn định lợi nhuận định mức, chi phí kinh doanh định mức cho doanh nghiệp là 600 đồng/lít xăng và 400 đồng/lít dầu từ năm 2009 đã lạc hậu, khiến cho các doanh nghiệp phải “gửi giá” chi phí hoa hồng, lách các quy định vừa khó kiểm soát vừa thiếu minh bạch.

Lan Nhi

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Nga tăng cường cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc (02/01/2013)

>   Giá xăng tăng dưới 1.000 đồng/lít, doanh nghiệp được tự quyết? (02/01/2013)

>   Dầu sụt hơn 7% năm 2012 (01/01/2013)

>   OPEC đạt mức kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ kỷ lục (31/12/2012)

>   Ngày 01/01/2013, giá gas tiếp tục giảm mạnh (31/12/2012)

>   Dầu tăng 2.4% trong tuần leo dốc thứ 3 liên tiếp (29/12/2012)

>   18g chiều 28/12, giá dầu giảm 300-500 đ/lít (28/12/2012)

>   Thỏa thuận ngân sách Mỹ còn “mơ hồ”, dầu trượt nhẹ (28/12/2012)

>   Giá gas được dự báo giảm thêm (27/12/2012)

>   Dầu nhảy vọt qua mốc 90 USD/thùng (27/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật