Thứ Ba, 01/01/2013 13:33

Dân sợ... thí điểm

Người dân ba quận, huyện ở Hà Nội được triển khai làm thí điểm giấy chứng minh nhân dân (GCMND) "ghi tên cha mẹ" đã gánh đủ hệ lụy. Chỉ đến khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp lên tiếng nhận sai sót thì phản hồi từ Bộ Công an lại là: Sửa lại đơn giản, tốn kém không đáng là bao?

Khổ vì được chọn thí điểm

Ba quận, huyện ở Hà Nội gồm Hoàng Mai, Từ Liêm và Tây Hồ được chọn làm thí điểm trong việc đổi GCMND mới. Người dân đã gặp đủ rắc rối chính từ cơ quan công quyền vì số trên GCMND mới hoàn toàn khác với số GCNMD cũ. Muốn chứng minh “mình đúng là mình” khi đi rút tiền, khám bệnh bằng thẻ bảo hiểm, giao dịch mua bán…, người dân đã phải tốn thời gian, chưa kể phải đem theo đủ loại giấy tờ liên quan làm bằng chứng.

Trước thời điểm Bộ Công an triển khai việc cấp GCMND mới, dư luận đã phân tích những hệ lụy mà người dân gặp phải khi giao dịch, chưa kể đến việc ghi tên cha mẹ vào GCMND mới là vi phạm quyền con người, vi phạm quy định của Bộ luật Dân sự...

Tuy vậy, Bộ Công an vẫn kiên quyết phải đổi GCMND mới. Thiếu tướng Trần Văn Vệ - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội - Bộ Công an (Tổng cục VI)- trả lời trên VOV rằng, sử dụng GCMND mẫu mới giúp cơ quan nhà nước quản lý xã hội dễ dàng, người dân thuận lợi trong một số giao dịch hằng ngày.

Đánh giá kết quả sau ba tháng triển khai việc cấp GCMND mẫu mới, tướng Vệ đánh giá là “thành công tốt đẹp” và còn khẳng định khi trả lời Báo Người Lao động: “... Không ai phàn nàn gì về việc GCMND mới có phần ghi họ tên cha mẹ. Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi cũng nói rõ trong thời gian thực hiện thí điểm tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã có phản ứng khi cho rằng việc đưa họ tên cha mẹ công dân lên GCMND là chưa phù hợp, không đúng quy định trong Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, chính Bộ Tư pháp đã thẩm định nghị định cho phép thực hiện việc này và trình Chính phủ thông qua. Chúng tôi đã làm đúng theo quy định, không có gì là sai luật” và Tổng cục VI còn dự kiến sẽ triển khai đại trà trên cả nước trong năm 2013.

Chỉ đến khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đứng ra nhận khuyết điểm trong quá trình thẩm định thông tư 27 (cấp GCMND theo mẫu mới, có ghi tên cha, mẹ) tại phiên điều trần trước Ủy ban Pháp luật Quốc hội ngày 24.12, rằng đã không thẩm định lại, không xem xét trên tình hình thực tế hiện nay..., nên đã đồng tình và trình Chính phủ ban hành thông tư 27, gây khó cho người dân đã được Bộ Công an chọn làm... thí điểm.

Ngay sau lời nhận lỗi từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Báo Thanh Niên đã phỏng vấn Thiếu tướng Trần Văn Vệ. Tướng Vệ lúc này cho biết: Việc bỏ tên cha, mẹ trên GCMND cũng chẳng có gì là khó, nếu Chính phủ yêu cầu. Cũng theo tướng Vệ thì: Giá trị mỗi cái phôi trắng để in GCMND tính ra chưa đến 3.000 đồng. Nếu bỏ cái đó đi, 1.000 cái thì cũng có 3 triệu đồng, không lớn”. Đến nay, tại ba quận được chọn làm thí điểm cấp GCMND theo mẫu mới, đã có khoảng 22.000 công dân đã được cấp. Tướng Vệ cho hay, nếu Chính phủ đồng ý dừng việc cấp GCMND có ghi tên cha mẹ thì với những công dân đã được cấp GCMND mẫu mới nếu có nhu cầu không ghi tên cha mẹ thì được đổi lại.

Quá nhiều thí điểm

Nhà giáo Phan Đăng Minh (Hà Nội) bày tỏ: Tôi quá sợ khi nghe đến hai từ thí điểm. Ở nước ta đang lạm dụng hai từ “thí điểm”. Cứ thí điểm, nhưng không có tổng kết lại cái “thí điểm” ấy được gì, mất gì và cao hơn là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu khởi xướng... thí điểm.

Giáo dục là lĩnh vực phải chịu thí điểm nhiều nhất. Nào là thì điểm trong công cuộc cải cách chữ viết truyền thống...; thí điểm phân ban cũng đã triển khi mà ai ai cũng đã nhìn thấy “cái chết” của ban C, thế nhưng bộ vẫn quyết triển khai để rồi phải “đẻ” ra ban “lưỡng tính”- đó là ban cơ bản được đại đa số học sinh lựa chọn.

Chưa hết, để hưởng ứng chống tiêu cực trong thi cử, bộ lại nghĩ ra chuyện thi cụm, chấm chéo... Thế là mỗi mùa thi, học sinh, phụ huynh lại cơm đùm cơm nắm, ở vật ở vạ vì thi... cụm; chưa kể những tai nạn đáng tiếc trên đường đến trường thi. Thành tích thi cử của các địa phương tăng tỉ lệ tốt nghiệp theo cấp số nhân, năm sau cao hơn năm trước... để rồi thấy dư luận kêu ca quá, bộ lại... “ở đâu thi đó”.

Lắng nghe dư luận phản biện là điều hết sức cần thiết, các cơ quan chức năng cũng nên tập “thói quen” lắng nghe dư luận để có những hoạch định chính sách cũng như ban hành các văn bản pháp quy có tính khả thi khi triển khai thực hiện, đừng để người dân phải hứng chịu những hệ lụy vì... thí điểm.

Linh Trần

lao động

Các tin tức khác

>   Nhiều chính sách có hiệu lực từ 1.1.2013 (01/01/2013)

>   Chủ tịch nước: Mong nhân dân luôn nhắc nhở chúng tôi (01/01/2013)

>   Năm mới 2013 chạm vào châu Á (31/12/2012)

>   Kỷ luật các cá nhân liên quan đến quy định “chỉ được bán thịt trong 8 giờ” (31/12/2012)

>   Eximbank “ôm” cả 3 giải lớn với 49 tỉ đồng (30/12/2012)

>   Báo lá cải ai nuôi mà sống khỏe? (30/12/2012)

>   Tỷ phú George Soros cùng vợ nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng (30/12/2012)

>   Lấy ý kiến nhân dân toàn bộ dự thảo Hiến pháp sửa đổi (30/12/2012)

>   Phức tạp vụ kiện đòi 55 triệu USD (30/12/2012)

>   Cấm lợi dụng chức vụ để đi nước ngoài bằng tiền doanh nghiệp (29/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật