Thứ Tư, 02/01/2013 11:05

10 TTCK “èo uột” nhất thế giới 2012

Trong khi thị trường chứng khoán Venezuela tăng điểm mạnh nhất thế giới với mức bứt phá ngoạn mục 302.8% thì TTCK giảm điểm mạnh nhất thế giới lại lao dốc hơn 60%.

* 10 TTCK tăng điểm "chóng mặt" nhất thế giới 2012

Dựa trên số liệu đến ngày 28/12 của Bloomberg, Business Insider đã liệt kê 10 TTCK giảm điểm mạnh nhất thế giới trong năm 2012. Các thị trường mất điểm nặng nề do một trong những nguyên nhân sau: sự trì trệ của lĩnh vực ngân hàng, thanh khoản thấp và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sụt giảm mạnh. Đáng chú ý, một số thị trường chịu tác động cùng lúc của cả ba yếu tố trên.

10. Bahrain

Mức giảm trong năm 2012: -7%

 

Hiện chỉ số Bahrain Bourse All Share Index của TTCK Bahrain đã giảm gần 70% so mức đỉnh xác lập năm 2008. Kể từ tháng 1/2011 đến nay, tổng vốn hóa toàn thị trường giảm từ 7.73 tỷ đina (27.5 tỷ USD) xuống 5.8 tỷ đina (20.6 tỷ USD). Cổ phiếu rớt giá mạnh nhất TTCK Bahrain trong năm qua là Aluminium Bahrain BSC với mức giảm hơn 28%.

9. Sri Lanka

Mức giảm trong năm 2012: -7.7%

 

Sau hơn ba thập niên đất nước chìm trong nội chiến, sàn chứng khoán Sri Lanka đã phục hồi mạnh mẽ trở lại trong hai năm 2009 và 2010 nhưng kể từ 2011 đến nay thị trường vẫn trong xu hướng giảm. FDI đến cuối tháng 9/2012 giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước và chưa đầy 1% người dân nước này đầu tư vào cổ phiếu. Dù vậy, dường như mức kết thúc năm của TTCK nước này là tương đối khả quan.

8. Mauritius

Mức giảm trong năm 2012: -8.5%

 

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Mauritius là quốc gia cạnh tranh nhất châu Phi. Tuy nhiên, nước này còn phải đối mặt với nhiều khó khăn bất chấp môi trường kinh doanh thân thiện. Sau đà tăng mạnh vào năm 2009 và 2010, TTCK Mauritius liên tục sụt giảm trong gần hai năm qua. Hiện ngân hàng trung ương nước này đang cố gắng kiểm soát lạm phát khi chỉ báo này chạm đỉnh năm 2012 tại mức 4.2% và được dự báo tiếp tục gia tăng trong năm tới.

7. Jamaica

Mức giảm trong năm 2012: -10.1%

 

Các khó khăn của nền kinh tế đã đè nặng lên TTCK Jamaica. Dịch vụ tài chính là một trong số ít các lĩnh vực đạt được tăng trưởng tại nước này nhưng các ngân hàng trong nước lại đối mặt với rủi ro tín dụng rất cao. Giảm giá mạnh nhất thị trường trong năm 2012 là cổ phiếu của Caribbean Cement Company với mức lùi sâu 65.4%.

6. Macedonia

Mức giảm trong năm 2012: -12.3%

 

Hệ thống ngân hàng Macedonia tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi những khó khăn của các quốc gia láng giềng châu Âu và các điều kiện kinh tế bất lợi trong nước. Theo đó, cổ phiếu của ngân hàng Stopanska Banka Bitola lao dốc 38% trong năm 2012. Chưa hết, các tranh luận gần đây về vấn đề ngân sách trong Chính phủ đã châm ngòi cho bất ổn xã hội trên diện rộng.

5. Kazakhstan

Mức giảm trong năm 2012: -12.9%

 

IMF nhận xét hệ thống ngân hàng Kazakh “dễ bị tổn thương” vì tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ đã tăng lên mức báo động 30%. Hiện các ngân hàng lớn đang cắt giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhằm cải thiện bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, mùa màng thất bát cũng tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc.

4. Bangladesh

Mức giảm trong năm 2012: -15.5%

 

Các biện pháp thắt chặt tiền tệ trong năm 2011 nhằm đương đầu với lạm phát đã châm ngòi cho đà sụt giảm của thị trường cho đến tận năm 2012. Thanh khoản “èo uột” và sự thiếu vắng của các công ty có vốn hóa lớn trên thị trường đã khiến nhà đầu tư thoái lui.

Tuy nhiên, Giám đốc quản lý quỹ đầu cơ người Thụy Sỹ Roberto Pusterla cho rằng: “Bangladesh có tiềm năng rất lớn nhờ đà tăng trưởng kinh tế khả quan và diễn biến tốt đẹp của các công ty niêm yết”.

3. Mông Cổ

Mức giảm trong năm 2012: -18.8%

 

Các biện pháp hạn chế đầu tư nước ngoài được Chính phủ Mông Cổ thông qua vào tháng 5 đã khiến FDI tính đến cuối tháng 9 vào nước này sụt giảm đến 44% so với cùng kỳ năm trước. FDI lao dốc cũng như sự suy yếu của giá hàng hóa và hoạt động xuất khẩu đã khiến thị trường chứng khoán trở nên ảm đạm.

2. Ukraine

Mức giảm trong năm 2012: -41.5%

 

Làn sóng rút lui của các ngân hàng và tổ chức tài chính xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ Eurozone đã cản chân TTCK và là nguyên nhân cho tình trạng thanh khoản yếu kém. Thời gian qua, các chuyên gia đã gây sức ép để nước này bãi bỏ chế độ neo giá đồng hryvnia theo đồng USD và cho phép đồng tiền này giảm giá.

1. Cộng hòa Síp

Mức giảm trong năm 2012: -60.7%

 

Hiện chỉ số Cyprus CySE General chỉ còn cao hơn 2% so mức đỉnh năm 2007. Cổ phiếu Cộng hòa Síp rớt giá thảm hại do cuộc khủng hoảng nợ trong nước đã khiến quốc gia này cần đến tiền giải cứu của Liên minh châu Âu (EU). Đặc biệt, giá cổ phiếu của hai ngân hàng Hellenic Bank PCL và Bank of Cyprus PLC sụt giảm mạnh.

Tình hình ngân sách quá nghiêm trọng đã khiến Chính phủ Cộng hòa Síp vay mượn từ các quỹ hưu trí công để trang trải cho các nghĩa vụ khác.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Tưng bừng phiên cuối, chứng khoán Mỹ tăng hơn 10% năm 2012 (01/01/2013)

>   Chứng khoán châu Á 2012: Campuchia lạc lối (31/12/2012)

>   10 TTCK tăng điểm "chóng mặt" nhất thế giới 2012 (31/12/2012)

>   Chứng khoán Mỹ chìm 2% sau 5 phiên liền trượt dài (29/12/2012)

>   Hàng trăm tỷ USD chạy khỏi TTCK Mỹ năm thứ 3 liên tiếp (28/12/2012)

>   George Soros đầu tư như thế nào? (28/12/2012)

>   Những thương vụ sáp nhập đình đám nhất năm 2012 (28/12/2012)

>   Hạ viện nhóm họp về “vực thẳm tài khóa”, chứng khoán Mỹ đảo chiều (28/12/2012)

>   Cổ phiếu bán lẻ nhuộm đỏ chứng khoán Mỹ (27/12/2012)

>   10 cổ phiếu Mỹ tăng, giảm giá mạnh nhất năm nay (25/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật