Thứ Tư, 19/12/2012 08:01

SCR: Tiếp tục thanh lý tài sản để đảm bảo dòng tiền, hoàn trả nợ vay?

Sau những gì diễn ra tại Sacombank trong thời gian qua, rất có thể SCR sẽ phải nhanh chóng thanh lý các tài sản có thanh khoản cao để thu hồi tiền mặt và hoàn trả các khoản nợ đến hạn.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh đang sụt giảm mạnh. Doanh thu 9T/2012 của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (HNX: SCR) đạt 461.5 tỷ đồng, giảm 8.3% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận từ HĐKD sụt giảm rất mạnh 67.3% chỉ còn 45.9 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến lợi nhuận HĐKD sụt giảm mạnh là:

(1) Lợi nhuận gộp sụt giảm mạnh. Lợi nhuận gộp sụt giảm và tỷ lệ lợi nhuận gộp 9T/2012 của SCR chỉ còn 14.3%, thay vì lên đến 23.2% trong cùng kỳ năm trước. Điều này đã khiến lợi nhuận gộp của SCR đã sụt giảm mạnh 43.6% chỉ còn 66.1 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính là do mảng hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có tỷ lệ lợi nhuân gộp cao) giảm tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu. Trong khi đó, doanh thu từ bán vật liệu xây dựng và dịch vụ môi giới (có tỷ lệ lợi nhuận gộp thấp) lại gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập.

(2) Doanh thu từ hoạt động tài chính sụt giảm mạnh. Lợi nhuận hoạt động tài chính chỉ đạt gần 52 tỷ đồng, thay cho con số 116 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Thu nhập hoạt động tài chính trong 9T/2012 đến chủ yếu từ việc thoái vốn toàn bộ 17.3 triệu cổ phiếu STB.

Công ty liên kết bất ngờ mang lại lợi nhuận, giúp cứu vãn KQKD. Theo đó, SCR đạt gần 54 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết trong 9T/2012; trong khi cùng kỳ âm đến 37 tỷ đồng.

Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế của SCR trong 9T/2012 đạt 122.6 tỷ đồng, tăng 16.8% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ đạt 101.4 tỷ đồng, tăng 23.2% so với cùng kỳ.

Hàng tồn kho: 2,800 tỷ đồng ở các dự án dở dang. Tổng giá trị lượng hàng tồn kho của SCR tính đến cuối quý 3/2012 là 2,882 tỷ đồng, chiếm 44% tổng tài sản. So với thời điểm đầu năm 2011, giá trị hàng tồn kho của SCR đã tăng thêm 186 tỷ đồng.

Hàng tồn kho của SCR bao gồm 2,832 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và gần 50 tỷ đồng thành phẩm. SCR không công bố chi tiết khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong quý 3. Theo BCTC hợp nhất soát xét 6T/2012, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của SCR tập trung chủ yếu ở Dự án Bắc Rạch Bà Bướm và Dự án Phú Mỹ Belleza – xem bảng bên dưới.

Trong 6T/2012, Belleza là dự án được SCR đầu tư nhiều nhất khi giá trị hàng tồn kho tăng từ 666 tỷ đồng cuối năm 2011 lên 930 tỷ đồng, trong khi chỉ giải ngân nhỏ giọt ở các dự án khác. Có thể thấy thị trường bất động sản đóng băng đã ảnh hưởng mạnh đến việc triển khai các dự án của SCR.

Chi tiết đáng chú ý trong BCTC hợp nhất soát xét 6T/2012 là SCR đã bán Dự án Hùng Vương – Kinh Dương Vương cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB). Trước đó, dự án này đã được thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay và trái phiếu của SCR. Nhiều khả năng trên thực tế đây là hoạt động thanh lý tài sản để hoàn trả khoản nợ vay.

Chưa trích lập dự phòng 285 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu. Sẽ tiếp tục thanh lý tài sản để đảm bảo lợi nhuận? Hoạt động đầu tư tài chính luôn là cứu cánh lợi nhuận cho SCR trong những năm qua. Do đó, không quá khó hiểu khi danh mục đầu tư tài chính của SCR đã sụt giảm liên tục vì phải hiện thực hóa lợi nhuận, dù vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản.

Với tình hình khó khăn của ngành bất động sản, nhiều khả năng SCR sẽ tiếp tục thanh lý các khoản đầu tư tài chính để đảm bảo nguồn tiền hoạt động trong thời gian tới.

Tổng giá trị đầu tư tài chính của SCR tại thời điểm cuối quý 3/2012 là 1,813 tỷ đồng, chiếm 28% tổng tài sản. Tuy nhiên, tổng dự phòng cho khoản mục đầu tư này chỉ có vỏn vẹn gần 6 tỷ đồng.

Đầu tư ngắn hạn là 425 tỷ đồng, giảm mạnh 542 tỷ đồng so với con số 967 tỷ đồng đầu năm 2011. Việc giảm mạnh khoản mục này đến chủ yếu từ việc SCR thanh lý khoản đầu tư ngắn hạn vào STB trong 6 tháng đầu năm và thu hồi khoản tiền cho vay ngắn hạn. Danh mục đầu tư ngắn hạn của SCR hiện tại bao gồm:

  • 5 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu ngắn hạn vào TKC.
  •  32 tỷ đồng góp vốn đầu tư đất nền, góp vốn xây dựng, quyền thuê căn hộ, quyền sở hữu nhà.
  •  388 tỷ đồng cho vay ngắn hạn các công ty và cá nhân. Theo BCTC hợp nhất soát xét 6T/2012, các khoản cho vay này chủ yếu tập trung ở CTCP Đầu tư An Phước Gia, CTCP Thương mại Bất động sản Hùng Anh Năm, Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Kinh doanh Địa ốc R.E.M.A.X và cho vay ông Trần Lâm Thông.

Hiện dự phòng đầu tư ngắn hạn của SCR chỉ có 4 tỷ đồng. SCR rõ ràng phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc khả năng thu hồi khoản cho vay ngắn hạn trên.

Đầu tư dài hạn 1,388 tỷ đồng, đã tăng 343 tỷ đồng so với cuối năm 2011. Trong đó, đầu tư vào công ty liên doanh liên kết là 724 tỷ đồng và đầu tư khác (cổ phiếu) là 664 tỷ đồng.

Các khoản đầu tư dài hạn tập trung ở các công ty địa ốc, hợp đồng hợp tác kinh doanh bất động sản và thậm chí đầu tư vào công ty trong cùng hệ thống Thành Thành Công (157 tỷ đồng). Dự phòng cho khoản đầu tư dài hạn của SCR vào cuối quý 3 chỉ có vỏn vẹn 2 tỷ đồng. Cần để ý rằng các khoản đầu tư dài hạn vào cổ phiếu trị giá khoảng 285 tỷ đồng vẫn chưa được trích lập dự phòng, với lý do chưa đủ cơ sở xác định giá thị trường.

Danh sách công ty Liên doanh liên kết

Các khoản đầu tư dài hạn khác

Áp lực trả nợ vay tăng cao, đặc biệt đối với các khoản vay/trái phiếu từ Sacombank. Tổng nợ vay của SCR tại cuối quý 3/2012 là 2,851 tỷ đồng, chiếm gần 44% tổng nguồn vốn. Trong 9T/2012, SCR mới chỉ giảm được 138 tỷ đồng so với tổng nợ gốc cuối năm 2011.

Khoản mục nợ ngắn hạn gia tăng đến chủ yếu từ nợ vay dài hạn đến hạn phải trả. Điều này cho thấy áp lực trả nợ gốc trong ngắn hạn của SCR đang tiếp tục tăng cao, gây khó khăn không nhỏ cho dòng tiền doanh nghiệp này.

Đáng chú ý, vay ngắn hạn nói trên bao gồm cả khoản vay tín chấp ngắn hạn 276 tỷ đồng và vay dài hạn đến hạn trả 479 tỷ đồng từ Sacombank.

Đối với khoản nợ vay dài hạn, SCR có số dư 537 tỷ đồng với Sacombank, 250 tỷ đồng với LienVietPostBank, và hàng trăm tỷ đồng với các công ty trong hệ thống. SCR cũng chịu áp lực dòng tiền rất lớn khi 550 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong giai đoạn từ 17/10 đến 10/12/2012.

Như vậy, với những thông tin được công bố, SCR có dư nợ ít nhất gần 1,300 tỷ đồng từ Sacombank. Sau những gì diễn ra tại Sacombank trong thời gian qua, rất có thể SCR sẽ phải nhanh chóng thanh lý các tài sản có thanh khoản cao để thu hồi tiền mặt và hoàn trả các khoản nợ đến hạn.

Đến cuối quý 3/2012, BCTC ghi nhận SCR còn khoảng 163 tỷ đồng tiền mặt; với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 344 tỷ đồng, dòng tiền tài chính cũng âm 404 tỷ đồng, trong khi dòng tiền đầu tư dương 877 tỷ đồng.

Duy Nam (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Thêm một khách sạn hạng sang bị rao bán (18/12/2012)

>   Chứng khoán Alpha: BCTC quý 3/2012 (18/12/2012)

>   Chứng khoán Hoàng Gia: BCTC quý 3/2012 (18/12/2012)

>   CMV đặt kế hoạch 2013 giữ nguyên như năm 2012 (18/12/2012)

>   QNC sẽ chuyển nhượng khách sạn Hồng Gai với giá 30 tỷ đồng (18/12/2012)

>   Chứng khoán Toàn Cầu: BCTC quý 3/2012 (18/12/2012)

>   Chứng khoán Viễn Đông: BCTC quý 3/2012 (18/12/2012)

>   FPT công bố lợi nhuận 11 tháng (18/12/2012)

>   VCB bất ngờ hủy lấy ý kiến điều chỉnh kế hoạch 2012 (18/12/2012)

>   THT: Giảm gần 25 tỷ đồng lợi nhuận năm 2012 (18/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật