Thứ Tư, 19/12/2012 09:23

Qua thời chụp giật!

Qua thời chụp giật, nhiều ngân hàng và DN đã hiểu rõ vai trò của liên kết và hỗ trợ lẫn nhau thay vì đơn độc tìm kiếm lợi nhuận.

Thông tin từ cơ quan điều tra liên quan đến những sai phạm của ông Nguyễn Đức Kiên và một số thành viên HĐQT của Ngân hàng ACB trong việc ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất vượt mức 14% theo quy định từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, khiến giới đầu tư nhớ lại những ngày tháng sôi động của thỏa thuận lãi suất.

Một ngân hàng ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào ngân hàng khác về cơ bản là nhằm mục đích hưởng lãi suất đến 17 - 18%/năm như những cá nhân, tổ chức khác. Mức lãi suất cao ngất này tương ứng với tăng trưởng của một DN bình thường một năm trong điều kiện kinh tế bình thường và là mơ ước trong bối cảnh khó khăn.

Thực tế, đã có thời kỳ mà việc thỏa thuận lãi suất tiền gửi diễn ra phổ biến, giữa ngân hàng với các khách hàng chỉ cần có khoản tiền gửi từ 300 triệu đồng trở lên, để đối phó với áp lực thanh khoản. Lúc đầu, thỏa thuận lãi suất diễn ra khá công khai bằng văn bản, nhưng khi NHNN quy định trần lãi suất huy động thì thỏa thuận diễn ra theo hình thức khác như chi trả hoa hồng môi giới hoặc ghi sổ riêng của các điểm huy động vốn của ngân hàng.

Gửi tiền lãi suất cao thời điểm đó thực sự là cơ hội đầu tư hấp dẫn cho người cầm tiền. Cơ hội khá an toàn bởi mặc định rằng, Nhà nước sẽ không để ngân hàng nào phá sản. Vậy thì cứ chỗ nào lãi suất cao là hút tiền gửi, tạo ra vòng xoáy đua lãi suất huy động.

Từ quan điểm lợi ích, hẳn những người có trách nhiệm của ACB khi đó đã không bỏ qua cơ hội này khi ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất.

Cũng cần nhớ lại rằng, vào thời điểm thanh khoản căng thẳng nhất thì ACB đã tham gia cho vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. Vì điều này mà ACB đã nhận lại những điều oán trách từ những ngân hàng phải đi vay nặng lãi. Nhưng đó là về tình, còn về lý, ACB có thanh khoản tốt nên có thể cho vay, còn nhiều ngân hàng khác ở trong tình trạng ngược lại phải đi vay. Nhưng có lẽ vì mải mê tìm kiếm lợi nhuận trong khủng hoảng, thu lời khi các ngân hàng khác khó khăn, thay vì tập trung gia cố tiềm lực của mình nên những người có trách nhiệm điều hành ở ACB khi đó đã mắc vào chiêu lừa của Huỳnh Thị Huyền Như, người cũng đang mắc nợ đầm đìa do vướng vào đầu tư địa ốc, chứng khoán…

Xâu chuỗi lại câu chuyện này để rút ra bài học rằng, tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá là rủi ro cho chính bản thân DN. Trong hoạt động kinh doanh bình thường, các DN ngoài cạnh tranh lành mạnh, còn phải liên kết, hỗ trợ nhau để cùng xây và giữ môi trường cạnh tranh hay để vượt qua những khó khăn chung. Câu chuyện của các ngành hàng xuất khẩu như thủy sản hiện nay là do thiếu tính liên kết, nên khi ngân hàng siết nợ, hàng loạt DN giảm giá bán tháo hàng dẫn đến giá xuất khẩu giảm. Lợi nhuận của DN không vay nợ cũng giảm sút. DN thủy sản phá sản, ngân hàng mất vốn rồi lại hạn chế cho vay thủy sản... Vòng luẩn quẩn về rủi ro đeo bám các DN Việt Nam do thiếu tính liên kết, tương trợ.

Qua thời chụp giật, nhiều ngân hàng và DN đã hiểu rõ vai trò của liên kết và hỗ trợ lẫn nhau thay vì đơn độc tìm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng cùng DN đầu tư dự án, cho khách hàng mua nhà trả chậm thay vì siết nợ DN bằng mọi giá. Nhà thầu xây dựng nhận một phần sản phẩm thay cho tiền công từ chủ đầu tư và giúp chủ đầu tư bán sản phẩm ra thị trường… Và trong khó khăn hay thuận lợi, đó mới là văn hóa kinh doanh bền vững.

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   VNM, SSI, DPR, TRC và TCM dẫn đầu về công tác quan hệ nhà đầu tư 2012 (19/12/2012)

>   19/12: Bản tin 20 giờ qua (19/12/2012)

>   Quản lý quỹ Đầu tư FPT bị phạt 125 triệu đồng do sử dụng tài sản ủy thác để cho vay (18/12/2012)

>   Lương thực Bình Định bị phạt 210 triệu đồng do vi phạm CBTT (18/12/2012)

>   Giáng sinh lạnh trên các sàn chứng khoán (18/12/2012)

>   TLG bị nhắc nhở chậm công bố số cổ phiếu đang lưu hành (18/12/2012)

>   MPC: 25/12 GDKHQ nhận cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền (18/12/2012)

>   Ông Andy Ho nói về kinh tế và TTCK năm 2013 (18/12/2012)

>   18/12: Bản tin 20 giờ qua (18/12/2012)

>   Yêu cầu VNN giải trình giá cổ phiếu giảm sàn nhiều phiên liên tiếp (17/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật