Thứ Tư, 19/12/2012 11:15

Những lãnh đạo biết làm IR trên sàn chứng khoán

Khảo sát của Vietstock cho thấy, VNM, SSI, DPR, TRCTCM là 5 doanh nghiệp có hoạt động IR (Quan hệ nhà đầu tư) tốt nhất trên thị trường chứng khoán trong năm 2012.

* VNM, SSI, DPR, TRC và TCM dẫn đầu về công tác Quan hệ nhà đầu tư 2012

Dưới đây là chân dung của 5 vị lãnh đạo đứng đầu của các công ty kể trên. Họ đều có đặc điểm chung ở sự gắn bó, hay thậm chí là những cổ đông sáng lập và đồng hành cùng công ty ngay từ những ngày đầu thành lập đến nay.

Bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VNM

Bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VNM

Bà Mai Kiều Liên đã gắn bó cùng CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (HOSE: VNM) từ những ngày đầu thành lập. Bà là một trong những cổ đông sáng lập và làm đại diện cho vốn Nhà nước tại công ty.

Bà sinh năm 1953, quê gốc ở Cần Thơ, xuất thân là Kỹ sư Công nghệ chế biến sữa và đóng vai trò Kỹ sư phụ trách khối sản xuất sữa đặc và sữa chua của Nhà máy sữa Trường thọ (một trong 4 nhà máy trực thuộc của VNM) từ năm 1976.

Trở về từ Liên Xô sau khoá học Quản lý kinh tế, bà được bổ nhiệm làm Phó TGĐ Vinamilk vào tháng 11/1984 và chỉ sau đó 1 năm được chính thức bổ nhiệm làm TGĐ. Từ năm 2003 đến nay, bà giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ. Bà đang nắm giữ 151,320 cp VNM (0.027% vốn điều lệ).

Ngoài ra, bà còn là người phụ nữ Việt Nam duy nhất lọt vào top 50 phụ nữ quyền lực nhất Châu Á do Forbes bình chọn và công bố hồi tháng 2/2012.

CTCP Sữa Việt Nam được thành lập vào năm 1976 với tên gọi ban đầu là Công ty sữa – cà phê Miền Nam, có 4 nhà máy trực thuộc. Trải qua hai lần đổi tên, công ty chính thức mang tên Công ty Sữa Việt Nam vào tháng 3/1992 nhưng vẫn trực thuộc Bộ Công nghệ nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Đến năm 2003, công ty chuyển hình thức kinh doanh qua công ty cổ phần và mang tên CTCP sữa Việt Nam. Và đến năm 19/01/2006 thì được niêm yết trên sàn với mã chứng khoán VNM.

Từ thời điểm mới lên sàn ở mức giao dịch 13,800 đồng, trải qua 7 năm, giá cổ phiếu tuy có nhiều thăng trầm nhưng xu hướng chung là tăng giá, tính đến ngày 18/12/2012, giá cổ phiếu đã lên 125,000 đồng.

Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ SSI

Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ SSI

Ông Nguyễn Duy Hưng sinh năm 1962 quê gốc ở Thanh Hóa, có bằng cử nhân luật. Ông từng làm Chủ tịch Công ty Pan Pacific trong 13 năm từ 1993 đến 2006. Vào năm 1999 ông tham gia sáng lập CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI) và đóng vai trò làm Chủ tịch công ty. Nhưng phải bắt đầu từ năm 2006 trở đi, sau khi thôi chức tại Pan, ông mới tập trung vào SSI và kiêm nhiệm luôn chức vụ TGĐ.

Dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Duy Hưng, SSI khởi điểm với nguồn vốn điều lệ chỉ 6 tỷ đồng ở thời điểm1999 nay đã tăng lên 3,526 tỷ đồng, là công ty chứng khoán đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Cổ phiếu công ty chào sàn đầu tiên vào 29/10/2007 với mức giá 75,700 đồng, song do biến động thị trường chứng khoán không mấy thuận lợi, giá cổ phiếu đã sụt giảm mạnh, chỉ còn lại 15,000 đồng (18/12/2012). Nhưng SSI vẫn giữ vững vị thế hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán.

Số cổ phần cá nhân ông Hưng nắm giữ tại công ty là 186,000 đơn vị, tương ứng 0.05% và gián tiếp thông qua Công ty TNHH NDH Việt Nam (100% vốn của ông Hưng) 28,705,036 triệu đơn vị, chiếm 8.14% vốn điều lệ. Đồng thời, những thành viên khác trong gia đình ông cũng sở hữu tổng cộng hơn 23 triệu đơn vị, tương đương 6.7% vốn.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Thành viên HĐQT kiêm TGĐ DPR

Ông Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1956, tại Phú Giáo, Bình Dương. Ông tốt nghiệp Kỹ sư nông học và Cử nhân quản trị kinh doanh. Ông gắn bó với CTCP Cao Su Đồng Phú (HOSE: DPR) từ năm 1981 đến nay và có một thời gian dài giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty.

Tuy nhiên, vào tháng 4/2012, ông Hải thôi nhiệm Chủ tịch, chỉ còn giữ chức Thành viên HĐQT nhưng vẫn là Tổng giám đốc của DPR.

Hiện ông Nguyễn Thanh Hải đang làm Đại diện cho Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam với 20 triệu cổ phần (chiếm tỷ lệ 46.51%). Cá nhân ông sở hữu 2.5 ngàn cổ phần (chiếm tỷ lệ 0.006%) và vợ cũng nắm giữ một tỷ lệ tương đương với chồng.

Cao Su Đồng Phú tiền thân là đồn điền Phú Riềng của Công ty Michelin – Pháp, thành lập vào tháng 06/1927 và được tái thành lập vào tháng 05/1981. Là doanh nghiệp nhà nước và được chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần vào năm 2006. Tính đến hiện tại, vốn điều lệ của DPR là 430 tỷ đồng.

Cổ phiếu DPR được niêm yết lần đầu trên HOSE vào 30/11/2007 giao dịch ở mức giá 73,600 đồng. Giá cổ phiếu gặp phải đáy vào đầu năm 2009 sau đó phục hồi dần dần và duy trì khá ổn định cho đến nay (18/12/2012) 49,000 đồng.

Ông Hứa Ngọc Hiệp - Chủ tịch HĐQT TRC

Ông Hứa Ngọc Hiệp có thâm niên hơn 38 năm công tác trong ngành cao su. Ông tham gia vào HĐQT CTCP Cao Su Tây Ninh (HOSE: TRC) từ năm 2006 với tư cách là Thành viên độc lập và đến năm 2011 thì được bầu làm Chủ tịch HĐQT.

Ông Hiệp sinh năm 1958 tại Bến Tre, tốt nghiệp Kỹ sư Nông nghiệp. Ông đã từng là Trợ lý riêng cho Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cao su Việt Nam. Hiện nay, ông Hứa Ngọc Hiệp đang là Trưởng Ban Tổ Chức Cán bộ của Tập Đoàn CN Cao su Việt Nam (VRG).

Về sở hữu cổ phiếu TRC, ông Hứa Ngọc Hiệp đang nắm giữ 10.5 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ là 35% vốn điều lệ.

Cao su Tây Ninh cũng bắt nguồn từ đồn điền của người Pháp hình thành từ năm 1908. Sau giải phóng năm 1975, được quốc hữu hóa thành nông trường quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước. Phải đến năm 2006, công ty mới được chuyển thành CTCP Cao su Tây Ninh, số vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng và được duy trì cho nên ngày nay.

Cổ phần TRC được giao dịch trên HOSE đầu tiên vào 24/07/2007 với giá 41,500 đồng. Tương tự như DPR, cổ phiếu của Cao su Tây Ninh cũng chạm đáy vào đầu năm 2009 sau đó cũng phục hồi dần và khá ổn định trong năm 2012, giá tính đến 18/12/2012 là 41,500 đồng.

Bà Phan Thị Huệ - Chủ tịch HĐQT TCM

Bà Phan Thị Huệ - Chủ tịch HĐQT TCM

Bà Phan Thị Huệ sinh năm 1955, là Kỹ sư hóa kỹ thuật, cử nhân QTKD. Bà gắn bó với công ty từ năm 1980, xuất phát điểm là nhân viên Kỹ thuật Công ty Dệt Thành Công, đảm nhận qua nhiều chức vụ, đến tháng 4/2011 được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT.

Tính đến ngày 31/03/2012, bà Huệ sở hữu 21,819 cổ phần TCM tương ứng 0.05% vốn điều lệ.

CTCP Dệt may – ĐT – TM thành công (HOSE: TCM) có thâm niên hoạt động trong ngành dệt may đã 45 năm, tiền thân là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt được thành lập năm 1967. Qua nhiều lần chuyển hình thức hoạt động và đổi tên, đến 2006 công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.

Cổ phiếu TCM được giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE vào ngày 15/10/2007, mức giá ban đầu là 28,800 đồng. Cùng xu hướng với phần đông mã chứng khoán khác trên thị trường, giá của TCM dần giảm sau khi lên đỉnh vào cuối năm 2007, đến nay còn lại 6,000 đồng, thanh khoản hiện ở mức rất thấp.

Mỹ Hà – Thanh Thảo (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Nguyên TGĐ CK Gia Quyền (KIS) được bầu làm Chủ tịch mới của CK Phú Gia (19/12/2012)

>   Chứng khoán Viễn Đông bổ nhiệm Kế toán trưởng Phan Hồ Mai Thy (18/12/2012)

>   AAA bổ nhiệm thêm Phó TGĐ Phạm Hoàng Việt (18/12/2012)

>   Đứng đầu 50 công ty, ông là ai? (18/12/2012)

>   Kỷ lục ngân hàng thay tướng (17/12/2012)

>   PVR: Công bố thông tin bất thường (17/12/2012)

>   PPC: Chủ tịch HĐQT Phạm Kim Lân kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc (17/12/2012)

>   SGT: TGĐ Nguyễn Cẩm Phương làm người công bố thông tin (17/12/2012)

>   Thành Thành Công sắp thay Tổng giám đốc? (17/12/2012)

>   Nhân vật: Bà Chu Thị Bình - Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng giám đốc MPC (14/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật