Thứ Hai, 31/12/2012 13:57

Những diễn biến làm thay đổi thị trường năm 2013

Ngân hàng Đức mới đây công bố một báo cáo trong đó liệt kê những diễn biến có thể làm thay đổi thị trường thế giới trong năm 2013.

Một là quyết định của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mua chứng khoán, và trong các diễn biến khác được kể đến còn có tình hình Biển Đông và chính sách thông thoáng hơn của Triều Tiên.

FED sẽ mua chứng khoán như một chính sách tiền tệ không thông thường. Với việc thị trường nhà đất của Mỹ rõ ràng đã vượt qua giai đoạn khó khăn, thị trường chứng khoán mạnh hơn có thể là liều thuốc cần thiết để tăng thêm sự giàu có của các hộ gia đình, cũng như thúc đẩy đầu tư. Mặc dù FED có hạn chế về những loại tài sản họ có thể mua, song FED vẫn có thể cho phép họ có những hành động cực đoan hơn trong những tình huống bất thường và cấp thiết.

Hai là trữ lượng khí đốt được phát hiện của Hy Lạp có giá trị cao hơn số nợ công hiện nay của nước này. Hy Lạp đang sở hữu diện tích đáy biển Địa Trung Hải khá lớn và một số quốc gia Địa Trung Hải đã phát hiện và khai thác các nguồn tài nguyên dưới đáy biển, nổi tiếng nhất là mỏ khí đốt Levantine nằm giữa Israen và Síp. Một số nghiên cứu về các nguồn khí đốt tại Địa Trung Hải ước tính giá trị trữ lượng của các mỏ khí đốt Nam Crete có thể lên tới 600 tỷ USD.

Ba là các ngân hàng trung ương khắp thế giới có thể hạ lãi suất tiền gửi xuống mức âm và giá chứng khoán tăng khắp thế giới. Động thái này có thể được bắt đầu tại Đan Mạch và Thụy Sĩ, sau đó là Nhật Bản để tránh cho việc đồng nội tệ của họ bị định giá cao quá mức. Tiếp đó là khu vực đồng euro và Mỹ có thể theo gương hạ lãi suất xuống mức âm. Với việc giá chứng khoán Trung Quốc được xem là rẻ và những rủi ro của những nước châu Âu gặp khó khăn về kinh tế tiêu tan, năm 2013 có thể là một năm mà chỉ số của tất cả các thị trường cổ phiếu chủ chốt đều tăng.

Bốn là Triều Tiên mở cửa về chính trị. Những tin tức không được kiểm chứng trong năm 2012 cho thấy nhà lãnh đạo Kim Châng Un có kế hoạch thúc đẩy cải cách, cho phép tiến hành những cải cách về nông nghiệp và công nghiệp giống như tại Trung Quốc trong những năm 1970 và 1980. Nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình của Trung Quốc có những mối quan hệ chặt chẽ với Triều Tiên và ông Kim Châng Un dự kiến sẽ thăm Trung Quốc và gặp ông Tập Cận Bình vào đầu tháng 1-2013.

Năm là Iran có cách tiếp cận mềm mỏng hơn trong chính sách đối ngoại. Cuộc bầu cử Tổng thống Iran dự kiến diễn ra vào ngày 14-6-2013 để chọn người kế nhiệm ông Mahmoud Ahmadinejad. Một số ứng cử viên Tổng thống Iran có quan điểm thực dụng hơn về chương trình hạt nhân của nước này, tạo khả năng có một chính sách đối ngoại mềm mỏng hơn sau bầu cử, giảm nhẹ rủi ro địa chính trị tại Trung Đông.

Sáu là sự tương quan giữa chứng khoán và các đồng nội tệ cuối cùng bị phá vỡ. Sự tương quan tăng lên giữa chứng khoán và tỷ giá hối đoái từ năm 2008 đến nay là chưa từng có trong kỷ nguyên thả nổi tỷ giá từ năm 1971 đến nay. Năm 2013 có thể chứng kiến sự kết thúc trong tương quan này. Việc loại bỏ sự biến động lớn bắt nguồn từ những rủi ro kinh tế vĩ mô toàn cầu sẽ làm giảm sự biến động danh mục đầu tư tiền tệ và khả năng cải thiện lợi nhuận.

Bảy là căng thẳng tại điểm nóng Biển Đông tăng lên.

Tám là châu Âu có thể được cung cấp điện mặt trời từ sa mạc Sahara. Trên lý thuyết, một khu vực tại sa mạc Sahara có diện tích bằng xứ Wales có thể sản xuất ra lượng điện mặt trời đủ cung cấp cho toàn châu Âu. Lý thuyết này có thể trở thành hiện thực nhờ những sáng kiến như Desertec, một tập đoàn được thành lập năm 2009 để khai thác năng lượng mặt trời từ Sahara.

Chín là biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các thị trường tài chính. Sự tăng cường biến đổi khí hậu đang gây một loạt tác động đến các thị trường tài chính và ngoại hối. Chẳng hạn, tình trạng hạn hán tiếp tục xảy ra tại Mỹ, Nga và Braxin trong năm 2013 như dự báo, điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá lương thực toàn cầu, dẫn đến sức ép buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Các thiên tai như bão và sóng thần có ảnh hưởng tiêu cực đến GDP và sự phục hồi kinh tế.

Mười là bong bóng thị trường trái phiếu đang nổi vỡ tan. Để tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng đầu tư vào các thị trường nợ của các nền kinh tế đang nổi đến mức kỷ lục. Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Braxin và Pêru đều có mức tăng giá lương thực và xăng dầu cao nhất. Lạm phát cao và tỷ suất lợi nhuận thấp có thể châm ngòi cho một làn sóng rút vốn lớn.

Thu Thảo

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Nền kinh tế châu Á vẫn vững bước trong gió ngược (31/12/2012)

>   Trung Quốc đầu tư xây nhà kho dệt may ở Malaysia (31/12/2012)

>   5 scandal ngân hàng rung chuyển thế giới (31/12/2012)

>   Thượng viện Mỹ làm việc lần cuối về ngân sách (30/12/2012)

>   Vì sao thu nhập của CEO Apple rớt thảm? (30/12/2012)

>   Những nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới 2012 (30/12/2012)

>   Chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm (29/12/2012)

>   Công sở Mỹ chuẩn bị tình huống ngân sách cắt giảm (29/12/2012)

>   Giới chức Brazil lạc quan triển vọng kinh tế 2013 (28/12/2012)

>   Mỹ trước cơ hội cuối cùng tránh "vách đá tài chính" (28/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật