Thứ Hai, 10/12/2012 22:21

Nhiều ngành tiếp tục hứng chịu khó khăn

Mặc dù năm 2012 đã sắp đi qua, nhưng nhiều ngành sản xuất trong nước như thép, may mặc… vẫn tiếp tục hứng chịu khó khăn do sản phẩm tồn kho cao, thị trường xuất khẩu không thuận lợi.

Chịu tác động trực tiếp từ những khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp xuất khẩu thời gian vừa qua đã gặp khá nhiều trở ngại khi sức mua của người dân chững lại, kéo hàng tồn kho cao.

Cùng với đó, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, lãi suất ngân hàng mặc dù có giảm nhưng việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế... tất cả những điều này đã tác động giá thành sản phẩm, cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, ngành đầu tiên được xếp vào danh sách đang phải hứng chịu khó khăn hiện nay, đó là thép. Bởi, mặc dù đang là mùa xây dựng, nhưng sản lượng thép tiêu thụ vẫn giữ ở mức thấp. Điều đáng nói, hiện nay lượng thép tồn kho đã giảm chưa đáng kể, trong khi thép nhập khẩu từ nước ngoài tiếp tục tăng. Đặc biệt là thép Trung Quốc gia tăng mạnh trên thị trường, khiến ngành thép trong nước tăng thêm khó khăn.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, sản lượng thép các loại tháng 11 ước đạt 586,5 nghìn tấn, chỉ tăng 7,9% so với tháng 11/2011. Tính chung 11 tháng ước đạt 5,55 triệu tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ. Riêng thép tròn ước đạt 3,0 triệu tấn, giảm 7,3% so với cùng kỳ.

Giải thích về tình trạng này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho rằng, việc ngành thép tiêu thụ chậm trong thời gian vừa qua là do những khó khăn chung của nền kinh tế. Cùng với đó, thị trường bất động sản đóng băng, nhiều dự án phải ngừng triển khai đã tác động lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm này.

Trước tình trạng trên, để khắc phục khó khăn hiện nay lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, ngành thép phải tìm biện pháp tháo gỡ, để hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh của thép nhập khẩu với thị trường trong nước. Cùng với đó, tăng cường xúc tiến thương mại tìm hiểu cơ hội và đầu tư tại các thị trường nước ngoài tiềm năng, nhằm tìm đầu ra xuất khẩu cho ngành thép như thị trường Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ.

Cùng với ngành thép, ngành dệt may trong thời gian vừa qua cũng trải qua khá nhiều áp lực khi đơn hàng bị sụt giảm mạnh.

Ngành dệt may trong 11 tháng qua tiếp tục trải qua nhiều khó khăn

Theo Bộ Công Thương, trước tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới, đã khiến nhiều nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam bị sụt giảm đơn hàng tại các thị trường truyền thống. Việc kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU tháng 11/2012 có dấu hiệu giảm sút so với cùng kỳ, không chỉ tác động đến việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2012 của ngành dệt may mà còn lo ngại về khả năng đơn hàng tiếp tục giảm trong năm 2013.

Ngoài ra, việc đồng euro biến động và mất giá liên tục trong thời gian vừa qua, cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp may. Bởi, hàng dệt may của Việt Nam xuất đi EU giao dịch bằng euro, nhưng đa số doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... phải thanh toán bằng USD. Chính sự chênh lệch từ phương thức thanh toán tỷ giá, khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sụt giảm lợi nhuận.

Không chỉ hai ngành trên, một ngành cũng được nhắc nhiều về những khó khăn trong tiêu thụ, xuất khẩu đó là ngành da giầy.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong tháng 11 vừa qua hàng tồn kho đã ít hơn và kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể, sản lượng giầy, dép, ủng giả da cho người lớn 11 tháng ước đạt 49,9 triệu đôi, tăng 17,8% so với cùng kỳ; sản lượng giầy thể thao ước đạt 376,5 triệu đôi, tăng 2,1% so với cùng kỳ.

Mặc dù vậy, so với cùng kỳ, lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp trong ngành đã sụt giảm khoảng 25 - 30%, do ảnh hưởng suy giảm kinh tế của các thị trường nhập khẩu chính, đặc biệt là thị trường EU. Khó khăn về đơn hàng khiến cho không ít các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất và tìm mọi biện pháp để tiết giảm chi phí để tồn tại.

Theo các doanh nghiệp da giầy, trước những chuyển biến không mấy khả quan từ thị trường EU, cùng với chi phí đầu vào tăng nên giải pháp chủ yếu được lựa chọn là điều chỉnh sản xuất, tiết giảm chi phí. Cùng với đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, chấp nhận hòa vốn đối với những đơn hàng nhỏ lẻ để giữ chân khách hàng, ổn định được đơn hàng.

Một ngành cũng được xem là chủ lực của Việt Nam, đang có số lượng công nhân khá đông đó là ngành giấy. Trải qua 11 tháng năm 2012, sản xuất và kinh doanh ngành này cũng gặp vô vàn khó khăn.

Số liệu thống kê cho thấy, tính chung 11 tháng qua sản xuất giấy ước đạt gần 1,73 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ. Tuy có tăng nhẹ sản lượng nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của các nhà máy chế biến và sản xuất giấy, bột giấy vẫn gặp nhiều khó khăn, lượng tồn kho lớn so với cùng kỳ do tiêu thụ chậm.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp đã phải cắt giảm sản lượng hoặc đóng máy. Bởi, ngoài việc tiêu thụ kém, các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước còn phải cạnh tranh gay gắt với giấy nhập khẩu hiện có mức giá rất cạnh tranh.

Yến Nhi

vnmedia

Các tin tức khác

>   Điện hạt nhân Ninh Thuận ít bị tác động sóng thần" (10/12/2012)

>   Vinataba: “Thương vụ 30 Nguyễn Du” không phải đầu tư ngoài ngành (10/12/2012)

>   8 khu kinh tế cửa khẩu được tập trung đầu tư giai đoạn 2013 - 2015 (10/12/2012)

>   Làm sao giải ngân nguồn vốn ODA cho hiệu quả? (10/12/2012)

>   Xuất khẩu gạo Việt Nam phá kỷ lục 2011 (10/12/2012)

>   Starbucks vào Việt Nam: Thì sao! (10/12/2012)

>   Lương tăng gấp ba lần năng suất lao động (10/12/2012)

>   “Khóc” theo thị trường ngoại (10/12/2012)

>   DN không dám vay vốn kinh doanh (10/12/2012)

>   Bê bối tại CTCP XNK Quảng Trị: Hai phe cùng tổ chức ĐHCĐ bất thường (10/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật