Thứ Bảy, 01/12/2012 07:23

Hai quỹ giải cứu châu Âu đồng loạt bị hạ bậc tín nhiệm

Moody’s tuyên bố hạ một bậc tín nhiệm của Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) và Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF), hai công cụ giải cứu của khu vực này, từ mức cao nhất “Aaa” xuống “Aa1” với triển vọng “tiêu cực”.

* Chính thức ra mắt quỹ giải cứu vĩnh viễn châu Âu 500 tỷ EUR

* Eurozone gửi kỳ vọng vào Cơ chế bình ổn châu Âu

Được khởi động vào tháng 10/2012, ESM là một quỹ giải cứu với năng lực cho vay 500 tỷ EUR và có thể phát hành trái phiếu cũng như tiếp nhận khoản góp vốn của các quốc gia thành viên châu Âu. ESM sẽ thay thế cho EFSF – quỹ từng bơm tiền giải cứu cho Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland.

Moody’s cho biết nguyên nhân của động thái trên là do Pháp bị hạ một bậc tín nhiệm từ “Aaa” xuống “Aa1” vào đầu tháng này. Pháp là quốc gia đóng góp tiền giải cứu nhiều thứ hai sau Đức với tỷ lệ đóng góp của mỗi nước vào khoảng 20%. Theo Moody’s, mối tương quan giữa mức độ tín nhiệm của các quỹ giải cứu và của các quốc gia đóng góp lớn nhất là rất cao.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm này duy trì triển vọng “tiêu cực” đối với cả ESM và EFSF, đồng nghĩa với việc hai quỹ có thể tiếp tục bị hạ bậc trong thời gian tới.

Klaus Regling, Giám đốc điều hành ESM đồng thời là CEO của EFSF cho rằng việc hạ bậc là “rất khó hiểu”.

Liên quan đến động thái hạ bậc tín nhiệm Pháp vào đầu tháng 11/2012, Moody’s cho rằng nước này phải đối mặt với nhiều thách thức tài chính, triển vọng tăng trưởng yếu kém và dễ bị tác động bởi các cú sốc của Eurozone.

Tuy nhiên, Moody’s nhận định tình hình của Pháp vẫn còn tốt hơn các nước láng giềng với quy mô nền kinh tế lớn và đa dạng đồng thời khen ngợi các cam kết cải cách cơ cấu và tài khóa của quốc gia này. Chi phí vay mượn của Pháp vẫn còn thấp với lợi suất trái phiếu 10 năm trong các tháng gần đây dao động quanh mức 2%, chứng tỏ nhà đầu tư không xem nước này là mối rủi ro tín dụng.

Trong tháng 1/2012, Standard & Poor's (S&P) cũng hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm Pháp từ mức cao nhất “AAA” xuống “AA+” cùng với 8 quốc gia khác.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Nhật phê chuẩn gói kích thích thứ hai 10.7 tỷ USD (30/11/2012)

>   Anh vừa tiến hành chỉnh đốn lại hệ thống ngân hàng (30/11/2012)

>   Kinh tế Mỹ bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ trong quý 3 (29/11/2012)

>   Hungary cố đưa đất nước ra khỏi suy thoái kinh tế (29/11/2012)

>   Tây Ban Nha giảm hàng nghìn nhân lực ngân hàng (29/11/2012)

>   Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 20.000 tỷ USD? (29/11/2012)

>   Citigroup dự báo giá 17 hàng hóa quan trọng nhất thế giới năm 2013 (29/11/2012)

>   EC công bố các kế hoạch cải cách cơ cấu Eurozone (29/11/2012)

>   Trung Quốc mất danh hiệu "công xưởng của thế giới"? (29/11/2012)

>   Mỹ có thể cạn ngân sách nếu không tăng trần vay nợ (29/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật