Thứ Hai, 24/12/2012 09:42

“Giải cứu” bất động sản có trúng đích?

Thực trạng doanh nghiệp Xây dựng và Bất động sản qua thống kê các số liệu tài chính và liệu những biện pháp đang được đề xuất có giúp ích cho doanh nghiệp trong ngành?

Thực trạng DN Xây dựng và Bất động sản: Thấu hiểu những tiếng “kêu ca”

Thống kê 196 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng và Bất động sản trên hai sàn HOSE và HNX cho thấy tình hình kinh doanh của những doanh nghiệp này đang ngày một khó khăn – những tiếng “kêu ca” bấy lâu nay là có thể thông cảm được.

Số doanh nghiệp báo lỗ liên tục tăng cao. Thống kê của chúng tôi cho thấy số doanh nghiệp báo lỗ đang ngày một tăng thêm. Trong 9T/2011, số công ty báo lỗ là 18 thì đến cuối năm 2011 con số này là 24 công ty, và trong 9T/2012 thì số công ty báo lỗ tăng vọt lên 45 công ty. Các công ty còn lại đều có mức lợi nhuận sụt giảm hoặc báo lãi không đáng kể.

Doanh thu và lợi nhuận gộp cùng sụt giảm. Tổng doanh thu 9T/2012 của ngành chỉ đạt 68,926 tỷ đồng, giảm 8.5% so với cùng kỳ năm 2011. Lợi nhuận gộp cũng giảm 8.4%, chỉ đạt 12,360 tỷ đồng.

Chi phí Lãi vay tiếp tục tăng cao, lợi nhuận tuột dốc. Trái ngược với sự đi xuống của doanh thu và lợi nhuận gộp, tổng chi phí lãi vay 9T/2012 của ngành là 5,577 tỷ đồng, tăng 10.7% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận trước thuế tuột dốc, sụt giảm mạnh 40%, chỉ còn 4,921 tỷ đồng trong 9T/2012 và đẩy lợi nhuận sau thuế xuống còn 3,220 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ.

Nguồn: VietstockFinance

Hàng tồn kho liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản. Thị trường bất động sản đóng băng đã khiến cho vốn (bao gồm cả vốn vay trả lãi – xem bên dưới) của các doanh nghiệp Xây dựng và Bất động sản ứ đọng trong khoản mục hàng tồn kho.

Theo đó, lượng hàng tồn kho đã liên tục tăng mạnh từ 70,467 tỷ đồng cuối năm 2010 lên 97,786 tỷ đồng cuối năm 2011 và 111,747 tỷ đồng cuối tháng 9/2012. Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản cũng tăng tương ứng từ 25% lên 30% và hiện tại là 32%, theo số liệu trên BCTC.

Nợ vay được đẩy vào hàng tồn kho. Tổng nợ vay phải trả lãi của ngành có mức tăng trưởng khá tương đồng với lượng hàng tồn kho qua các năm. Có thể thấy trong 9T/2012 tổng nợ vay của ngành là 115,243 tỷ đồng được dùng chủ yếu để tài trợ cho lượng hàng tồn kho là 111,747 tỷ đồng.

Do đó, không có gì khó hiểu khi việc đóng băng của lượng hàng tồn kho này sẽ khiến hàng loạt doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn để trả nợ gốc cũng như chi phí lãi vay phát sinh.

Nguồn: VietstockFinance

Những biện pháp đang được đề xuất có giúp ích?

Giảm và giãn thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành là 3,467 tỷ đồng, trong khi số thuế của giai đoạn 9T/2012 chỉ là 1,701 tỷ đồng.

Nếu được miễn giảm thì đây sẽ là một con số rất nhỏ so với quy mô hoạt động của ngành và khó có thể giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, dù vẫn có thể lập luận là giúp các doanh nghiệp giảm chi phi. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ không được hưởng lợi từ chính sách này do hoạt động kinh doanh vẫn đang thua lỗ.

Giảm lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay cao là một trong những nguyên nhân chính bào mòn lời nhuận. Việc giảm nợ vay rõ ràng có thể sẽ giúp nhiều doanh nghiệp đồng thời giúp kích thích khả năng mua nhà của người có nhu cầu. Giải pháp này có lẽ sẽ đem lại tác động mạnh mẽ nhất.

Giải phóng lượng hàng tồn kho. Nhìn vào lượng hàng tồn kho đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì đây chắc chắn sẽ là tiêu điểm của chương trình “giải cứu” ngành bất động sản.

Tuy nhiên, câu hỏi đang được quan tâm đó là nguồn tiền “giải cứu” sẽ đến từ đâu? Cách thức “giải cứu”? Và những doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi từ đợt “giải cứu” này?

Duy Nam (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   “Phá băng” bất động sản: Giá phải giảm thêm (24/12/2012)

>   Chung cư giá rẻ ồ ạt mở bán cuối năm (23/12/2012)

>   Cứu thị trường bất động sản (23/12/2012)

>   Bất động sản ngoại bán rẻ để tháo chạy? (23/12/2012)

>   Khơi lại niềm tin để vực dậy thị trường bất động sản (23/12/2012)

>   Có tiền cứu trợ, nhà đất dại gì giảm giá? (22/12/2012)

>   Vực dậy thị trường BĐS: Cuộc “đại phẫu” đớn đau (22/12/2012)

>   Rầm rộ giải pháp “cứu” bất động sản Hà Nội (22/12/2012)

>   “Nổi lửa” xua “băng” bất động sản (22/12/2012)

>   2013 sẽ bùng nổ căn hộ bình dân (21/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật