Thứ Tư, 12/12/2012 19:00

Fed đang biến TTCK thành thị trường... trái phiếu?

Một trong những kỳ vọng của Chủ tịch Bernanke khi công bố các gói QE là khuyến khích nhà đầu tư mua vào các tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu thay cho trái phiếu và các tài sản ít rủi ro hơn. Và có vẻ như điều này đang diễn ra.

* Goldman Sachs: 10 yếu tố chi phối thị trường tài chính năm 2013

Theo dự báo Fed sẽ công bố đợt mua trái phiếu kho bạc có quy mô 45 tỷ USD/tháng để thay thế cho Operation Twist khi chương trình hoán đổi trái phiếu này hết hạn vào cuối năm.

Cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm 2012 của Fed sẽ kết thúc vào ngày thứ Tư (12/12) và có khả năng Chủ tịch Ben Bernanke sẽ tuyên bố chương trình mua trái phiếu mới với tên gọi QE Infinity (nới lỏng định lượng vô hạn). Được biết, hành động nới lỏng định lượng (QE) diễn ra khi một ngân hàng trung ương mua trái phiếu của chính nước mình nhằm hạ thấp lãi suất, qua đó kích thích nền kinh tế.

Tuy nhiên, hiệu quả đạt được lại không như mong muốn. Dù kinh tế Mỹ đang thực sự cải thiện nhưng lại không nhanh như kỳ vọng dù Fed thực hiện gói QE đầu tiên cách đây hơn 3 năm. Trên thực tế, các doanh nghiệp đang vay mượn và tận dụng lợi thế từ các mức lãi suất thấp nên dường như ở khía cạnh này kế hoạch của Fed đang phát huy tác dụng.

Vấn đề ở đây là hình như các doanh nghiệp lại sử dụng đồng vốn rẻ này để thanh toán các khoản nợ cũ hoặc chỉ nắm giữ thay vì chi tiêu vào hoạt động tuyển dụng mới, xây dựng nhà máy hoặc tham gia vào các hình thức đầu tư khác - cách thông thường mà lãi suất thấp có thể thúc đẩy nền kinh tế.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao? Robert Buckland, Trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu toàn cầu của Citigroup đã có câu trả lời khá thú vị. Nói ngắn gọn, Chủ tịch Bernanke đang biến thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, hay ít nhất thị trường đang bắt đầu cảm nhận được điều này.

Một trong những kỳ vọng của Chủ tịch Bernanke khi công bố các gói QE là khuyến khích nhà đầu tư mua vào các tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu thay cho trái phiếu và các tài sản ít rủi ro hơn. Và có vẻ như điều này đang diễn ra. Đà tăng trưởng từ đầu năm đến nay của chỉ số S&P 500 tốt hơn nhiều so với thực trạng của nền kinh tế với mức bứt phá gần 13%. Diễn biến này giúp nhà đầu tư lạc quan hơn về nền kinh tế thực và chi tiền nhiều hơn.

Tuy nhiên, Robert Buckland cho rằng điều đáng tiếc là việc thu hút các nhà đầu tư trái phiếu đến với thị trường chứng khoán cũng gây ra tác động không tốt. Theo đó, các nhà quản lý doanh nghiệp ngày càng xa lánh các tài sản rủi ro và không muốn mất đi những nhà đầu tư mới thận trọng hơn của mình. Đó là lý do tại sao họ lại không đổ tiền vào các vụ mua bán sáp nhập hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh.

Đó là một lập luận thú vị nhưng biên tập viên kỳ cựu của CNN, Stephen Gandel, lại không hoàn toàn đồng ý. Nếu lập luận trên đúng thì sẽ có thêm nhiều nhà điều hành doanh nghiệp trả tiền lại cho cổ đông của mình. Thay vào đó, lượng tiền mặt trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng. Hơn nữa, như Scott Cendrowski – một viên tập viên khác của CNN – đã chỉ ra trong một bài báo gần đây rằng bất chấp các tin đồn xung quanh việc doanh nghiệp ồ ạt chi tiền cho cổ đông trước khi “vực thẳm tài khóa” có hiệu lực, cổ tức cũng không tăng đáng kể.

Hầu hết các nhà điều hành doanh nghiệp đều là những người khá tự tin nên rất khó để đột ngột làm cho họ lo sợ rủi ro. Một nhóm cổ đông mới có thể “hạ bệ” một ban lãnh đạo chuốc vào quá nhiều rủi ro. Tuy nhiên, quá trình này cần có thời gian. Và cổ phiếu chỉ thực sự trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thu nhập ít nhất là trong vòng một năm qua. Vì thế nếu những gì mà Buckland mô tả đang diễn ra, có lẽ chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó vì đây không phải là lời giải thích thuyết phục cho thực tế tại sao nền kinh tế chỉ tạo ra 146,000 việc làm trong tháng 11/2012 sau khi suy thoái đã trôi qua được gần 3 năm.

Biên tập viên Scott Cendrowski cho rằng lý do mà các doanh nghiệp không chi tiền có lẽ đã rõ ràng, đó là vì các nhà quản lý cho rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng ảm đạm. Đây sẽ là rào cản đối với các nỗ lực vực dậy đà phục hồi của Chủ tịch Bernanke và các chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed. Lập luận này không thú vị bằng lý thuyết của Buckland nhưng không có nghĩa là không chính xác.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Dow Jones tăng điểm không ngừng nghỉ (12/12/2012)

>   Hơn 40 tỷ USD sẽ đổ vào TTCK châu Á trong năm 2013 (11/12/2012)

>   Bộ Tài chính Mỹ bán nốt cổ phiếu của công ty AIG (11/12/2012)

>   Dow Jones lên cao nhất gần 5 tuần sau 4 phiên liền leo dốc (11/12/2012)

>   AIG bán bớt bộ phận cho Trung Quốc để trả nợ (10/12/2012)

>   “Giao điểm chết” xuất hiện trên TTCK Mỹ (08/12/2012)

>   Apple cứu cả thị trường chứng khoán Mỹ (07/12/2012)

>   Goldman Sachs: Chứng khoán Mỹ có thể tăng 10%-15% năm 2013 (06/12/2012)

>   Cổ phiếu Apple và Citigroup biến động điên dại (06/12/2012)

>   Facebook sắp gia nhập nhóm 100 cổ phiếu công nghệ hàng đầu của Mỹ (05/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật