Chủ Nhật, 09/12/2012 14:20

Đằng sau mức phạt 1,47 tỉ euro đối với một cartel

Hôm thứ tư 5.12, EU quyết định mức phạt khổng lồ 1,47 tỉ euro đối với bảy tập đoàn điện tử châu Âu và châu Á thao túng thị trường đèn chân không (cathode-ray tube) dùng trong ti vi và màn hình máy tính.

Trong đó, mức phạt của hãng Hà Lan Philips cao nhất là 313,4 triệu euro, LG Electronics của Hàn Quốc 295,6 triệu euro, Panasonic 157,5 triệu euro. Tập đoàn Samsung SDI, Technicolor, MTPD (hiện là một chi nhánh của Panasonic), và Toshiba cũng bị phạt, riêng công ty đèn màn hình Chunghwa của Đài Loan thoát án phạt nhờ khai báo vụ việc với cơ quan chức năng.

Từ những“hội nghị xanh”

Theo Joaquin Almunia, phó chủ tịch Ủy ban châu Âu: “Đây là mức phạt lớn nhất từ trước đến giờ dành cho một cartel (liên minh giữa các tập đoàn kinh doanh)” và “chúng thể hiện tất cả những kiểu tệ hại nhất của hành vi phi cạnh tranh mà các công ty kinh doanh ở châu Âu bị nghiêm cấm.”

Từ 1996 đến 2006, các công ty liên quan đã chia sẻ các thị trường, chi phối giá cả, và hạn chế sản lượng, bất chấp quyền lợi người tiêu dùng. Các nhà điều hành châu Âu mô tả là đường dây này nằm trong số những liên minh kinh doanh có tổ chức nhất mà họ từng điều tra.

Trong một thập niên thao túng thị trường, các giám đốc điều hành của những công ty này thường xuyên gặp mặt ở Paris, Rome, Amsterdam và châu Á trong những “hội nghị xanh” – gọi như thế vì các cuộc họp thường kết thúc bằng ván chơi trên các sân golf khắp châu Âu và châu Á. Việc thực hiện chi tiết sẽ được thỏa thuận để bảo đảm hạn định đã thỏa thuận về năng suất.

EU cho biết các nhà điều hành khắp thế giới, kể cả ở Mỹ, vẫn đang điều tra các siêu liên minh. Bộ tư pháp Mỹ từ chối bình luận về án phạt của EU, nhưng khẳng định Mỹ vẫn mở cuộc điều tra một số vụ dàn xếp giá đèn hình nhưng không ở tầm mức của châu Âu.

Được biết kỷ lục trước đây cho một mức phạt chống độc quyền ở châu Âu là 1,38 tỉ euro vào năm 2008 dành cho một cartel kính xe hơi.

Đến những chuyến du ngoạn

Tờ Der Tagesspiegel ở Berlin, Đức, mô tả tổ chức một cartel máy biến thế từ những hội nghị ở Frankfurt, Đức, tương tự cartel đèn chân không vừa bị EU phanh phui.

Trong các hội nghị Zentralverbands Elecktrotechnik, những doanh nhân nổi tiếng sẽ nói về các thị trường và công nghệ mới và bất kể cái gì mới trong kinh doanh máy biến thế, những dụng cụ được làm bằng nam châm và dây điện mà nếu không có chúng sẽ không thể cấp điện. Nhưng công việc thật sự quan trọng luôn đến vào cuối chương trình chính thức, vào buổi chiều tối hay trong những chuyến du ngoạn chung.

Khi đó, các giám đốc điều hành và lãnh đạo bán hàng họp thành những nhóm nhỏ, “bàn cãi liên quan kế hoạch” sao cho đạt lợi nhuận cao. Kết quả từ những cuộc nói chuyện là sắp xếp sao cho bảo đảm các công ty bề ngoài tưởng là đối thủ cạnh tranh sẽ có thêm lợi nhuận hàng hai con số triệu. Những thỏa thuận chi tiết về ai nên có hợp đồng nào và nhất là, với giá nào.

Theo các viên chức của văn phòng Cartel liên bang ở Bonn, trong ít nhất 5 năm, các tập đoàn Siemens, Regensburg Starkstrom-Geratebaupower của Đức, Alsthom của Pháp và ABB của Thụy Sĩ đã định hình thị trường máy biến thế ở Đức, hoàn toàn không cạnh tranh, và khách hàng của họ phải trả giá cao hơn nhiều.

Ủy ban chống độc quyền đã điều tra trong suốt bốn năm, và vào tháng 11.2011, đưa ra một gói phạt tổng cộng 24,3 triệu euro đối với bốn công ty và các giám đốc điều hành có liên quan.

“Những đứa con trong bóng tối”

Theo Franz Jurgen Sacker, cựu thẩm phán về chống độc quyền và là một trong những chuyên gia hàng đầu về luật cạnh tranh tại Đại học Berlin, cartel là “những đứa con trong bóng tối” của EU. Mỗi năm có hàng trăm công ty vi phạm luật cấm cartel. Cà phê và chất tẩy rửa, xi măng và hóa chất, ti vi màn hình phẳng và đầu máy DVD, kính xe hơi, thậm chí xe cứu hỏa – danh sách các ngành công nghiệp hình thành cartel hầu như không giới hạn.

Phân tích 283 trường hợp cartel quốc tế, các nhà kinh tế Mỹ phát hiện một công ty có thể tham gia nhiều đường dây.Ví dụ như, giữa 1990 và 2005, công ty hóa chất Đức BASF tham gia 26 cartel, công ty dầu khí Pháp Total dính líu 18 cartel và Degussa của Đức là 13.

Các cơ quan điều tra phát hiện những cartel có thể đẩy giá sản phẩm lên trung bình 25% và trong vòng bốn năm, có thể tăng thêm một khoản bằng doanh số cả một năm như là vận may bất ngờ

Trong một nghiên cứu năm 2007, nhóm chín nhà kinh tế từ ba viện nghiên cứu châu Âu tính toán rằng, thiệt hại kinh tế do các cartel ở Pháp là hơn 260 tỉ euro mỗi năm, tức là 2,3% sản lượng kinh tế hàng năm châu Âu hay gấp đôi ngân sách hàng năm của EU.

Luật lệ khác nhau giữa các nước

Ở Mỹ, những thành viên tham gia cartel phải đối mặt án tù lâu dài và vào năm 2004, mức tù tối đa tăng đến 10 năm. Ireland và nước Anh đã bắt chước Mỹ.

Từ đầu năm 2010, Ủy ban châu Âu đã xử lý 15 vụ lớn, phạt 112 công ty tổng cộng gần bốn tỉ euro. Chỉ trong 3 năm, tiền phạt đã cao gấp bốn lần mức phạt của cả thập niên 1990.

Tuy nhiên, mức phạt cao không hề do các cơ quan chống độc quyền có quyền lực lớn hơn, mà do việc áp dụng khoan dung hơn. Kể từ 2004, các công ty và giám đốc điều hành nào tự nguyện khai báo với Ủy ban châu Âu về sự tồn tại một cartel sẽ không bị phạt, thậm chí nếu chính công ty đó hưởng lợi nhiều nhất từ liên minh.

Cho dù các cartel gây thiệt hại lớn cho thị trường, mức phạt vi phạm cartel ở Đức chỉ bằng tiền phạt vi phạm giao thông, và không ai trong số những thủ phạm phải ra tòa. Công chúng thậm chí còn không biết tên của họ. Mức phạt tối đa cũng không vượt quá 10% doanh số. Có thể thấy giới hạn này thấp thế nào từ một cartel xi măng ở Đức vào năm 2002. Các công ty cuối cùng chỉ chịu phạt 400 triệu euro, trong khi lợi nhuận thu được khoảng 2 tỉ.

Trong tất cả các nước, việc Đức tiếp tục xem vi phạm cartel chỉ là lỗi nhỏ cũng đáng ngờ, bởi vì sự khoan dung này không áp dụng như nhau với mọi người. Các nhà thầu công liên kết nhau khi đấu giá có thể bị truy tố. Và theo ghi nhận của GS F. J.Sacker, các nhà làm luật ở Đức giờ đây phải tự hỏi, “liệu sự câu kết giữa các thợ thủ công địa phương có đáng bị trừng phạt nhiều hơn là thỏa thuận định giá toàn cầu giữa các công ty đa quốc gia gây thiệt hại hàng tỉ đô la.”

Võ Phương (Presseurop, WSJ, Reuters)

Sài Gòn Tiếp thị

Các tin tức khác

>   Las Vegas của Nga thua lỗ? (08/12/2012)

>   Siêu bão Sandy gây tiêu cực thị trường việc làm Mỹ (07/12/2012)

>   Malaysia có khả năng cắt giảm trợ cấp năm 2013 (07/12/2012)

>   Ngành chế tạo Eurozone đang có dấu hiệu cải thiện (07/12/2012)

>   Doanh số bán lẻ của thị trường Eurozone giảm mạnh (06/12/2012)

>   Brunei muốn tham gia đấu thầu dầu khí ở Myanmar (06/12/2012)

>   Trung Quốc sẽ là thị trường số hai của Starbucks (06/12/2012)

>   Citigroup cắt giảm 11.000 nhân sự (06/12/2012)

>   EU xử phạt 7 công ty vì vi phạm chống độc quyền (05/12/2012)

>   Tesco cân nhắc dừng hoạt động kinh doanh ở Mỹ (05/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật