Thứ Ba, 27/11/2012 20:10

Việt Nam sử dụng năng lượng không hiệu quả

Tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt Nam gần gấp đôi so với tăng trưởng GDP. Điều đó cho thấy việc sử dụng năng lượng chưa hiệu quả, làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngày 27-11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phát động Chiến dịch hiệu quả năng lượng, thực hiện trong ba năm 2012-2015, nhằm tạo chuyển biến tích cực về hiệu quả sử dụng năng lượng tại các ngành công nghiệp và khối cơ quan nhà nước, góp phần hoàn thành mục tiêu cắt giảm tổng mức năng lượng tiêu thụ cấp quốc gia trong giai đoạn 2012 - 2015.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt nam gần gấp đôi so với tăng trưởng GDP, trong khi ở các nước phát triển, mức tăng nhu cầu năng lượng xấp xỉ bằng tăng trưởng GDP.

Điều này cho thấy, việc sử dụng năng lượng, đặc biệt tại khối sản xuất công nghiệp chưa hiệu quả, làm giảm tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Đại sứ quán Đan Mạch và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), chiến dịch trên sẽ nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về lợi ích của sử dụng năng lượng hiệu quả như giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, và nâng cao hình ảnh, uy tín doanh nghiệp.

Trong giai đoạn đầu, 2012-2013, đối tượng mục tiêu của chiến dịch bao gồm các doanh nghiệp trong 4 nhóm ngành sản xuất công nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm: xi măng, sắt thép, hóa chất, giấy và bột giấy. Giai đoạn tiếp theo của chiến dịch đến năm 2015 sẽ hướng tới toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có khoảng 1.200 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tiêu thụ trên 1.000 TOE (tấn dầu tương đương)/năm. Các cơ sở này đang sử dụng khoảng 70-80% năng lượng tiêu thụ trên toàn quốc, trong đó có nhiều doanh nghiệp công nghiệp với suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều so với các nước phát triển và một số nước trong khu vực.

Các kết quả khảo sát của cơ quan nghiên cứu và tư vấn cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam còn rất lớn, chẳng hạn ngành công nghiệp xi măng có thể giảm tiêu thụ năng lượng 50%, công nghiệp gốm (35%), ngành dệt may (30%), công nghiệp thép (20%), chế biến thực phẩm (20%)…

Mục tiêu của Việt Nam là cắt giảm 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước, tương đương từ 11 triệu TOE đến 17 triệu TOE trong 3 năm tới.

tbktsg

Các tin tức khác

>   Ngành công nghiệp chế biến đối mặt nhiều khó khăn (27/11/2012)

>   Lượng doanh nghiệp mới vẫn trong xu hướng giảm (27/11/2012)

>   19.698 doanh nghiệp Tp.HCM ngừng kinh doanh (27/11/2012)

>   Vụ 1 đô mua doanh nghiệp nợ triệu đô: Lộ diện chiêu lừa đảo (27/11/2012)

>   Quý IV: Cá tra nguyên liệu đủ cho chế biến, xuất khẩu sẽ tăng (27/11/2012)

>   Bánh kẹo tết dồi dào, giá tăng nhẹ (27/11/2012)

>   Rà soát hoàn thiện quy hoạch phát triển cảng biển (26/11/2012)

>   Doosan Vina đã hoàn thành 25% dự án Mông Dương II (26/11/2012)

>   Lần đầu tiên Viettel “soán ngôi” VNPT về doanh thu? (26/11/2012)

>   Chi 1 đô mua doanh nghiệp nợ... triệu đô (26/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật