Thứ Tư, 28/11/2012 08:35

Toàn cảnh lãi lỗ doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán

Số doanh nghiệp bất động sản báo cáo lỗ tăng gấp đôi, hơn 85% doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm và chỉ có 9 doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm nay...

Tăng trưởng hiếm hoi trong khủng khoảng

Theo thống kê của Vietstock, với hơn 60 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) niêm yết thì chỉ có 9 doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế 9 tháng tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Góp mặt đáng kể trong số doanh nghiệp ít ỏi có lợi nhuận tăng trưởng phải kể đến OCH, với lãi ròng hợp nhất 9 tháng đạt hơn 115 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả đáng mừng này có được là nhờ dự án Sunrise Hội An Resort bắt đầu đi vào hoạt động trong năm nay. Riêng lợi nhuận gộp từ khách sạn này đã mang về gần 13 tỷ đồng trong quý 3.

Đáng khen nhất có thể là IDJ mặc dù 9 tháng đầu năm, công ty chỉ lãi nhẹ 566 triệu đồng, nhưng so với mức lỗ 11.14 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2011 thì đây là con số khả quan.

KAC lãi hơn 46 tỷ đồng, tăng đột biến hơn 60 lần và dẫn đầu nhóm doanh nghiệp bất động sản tăng trưởng lợi nhuận. Tuy nhiên, thu nhập chính trong kỳ của KAC lại do chuyển nhượng 80% dự án khu dân cư tại Phường Tân Tạo A, quận Bình Tân cho Dacin Holding Singapore. Tương tự, Xây Dựng Bình Chánh (BCI) là doanh nghiệp hiếm hoi đạt mức lãi ròng trên 150 tỷ đồng nhưng chủ yếu cũng nhờ bán 70% cổ phần Khu Công nghiệp Phong Phú (PPIP) và thu về hơn 362 tỷ đồng hồi đầu năm, trong khi hoạt động kinh doanh chính không mấy khả quan..

Nhìn chung, mặc dù tình trạng chung của các doanh nghiệp BĐS đang ở mức báo động nhưng vẫn còn số ít doanh nghiệp dần tìm được hướng đi để vượt qua cơn bĩ cực này. Kỳ vọng các doanh nghiệp này sẽ trở thành tiên phong trong công cuộc vượt khó trong khủng hoảng.

9 DN có lãi hiếm hoi trong 9 tháng đầu năm

Nguồn: VietstockFinance

 

Vùng vẫy trong vũng lầy

  • Lỗ ngập đầu
  • Hàng tồn kho lớn và gánh nặng nợ phải trả là nguyên nhân chính khiến cho các doanh nghiệp trong ngành BĐS kinh doanh thua lỗ. 9 tháng đầu năm có 13 doanh nghiệp kinh doanh lỗ, trong đó KBCSJS ghi nhận mức lỗ trên 100 tỷ đồng.

    Top 10 DN lỗ 9 tháng

    Nguồn: VietstockFinance

    Dẫn đầu mức lỗ trong ngành, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 9 tháng đầu năm của KBC ở mức âm 233 tỷ đồng, trong khi kỳ trước chỉ lỗ hơn 15 tỷ đồng. Kinh doanh thua lỗ là nguyên nhân KBC đã thoái sạch 26.5 triệu và 30 triệu cổ phần của Ngân hàng Phương Tây (WEB) và CTCP Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Nam Việt.

    Tiếp theo là SJS với mức lỗ 9 tháng hơp nhất gần 125 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm vẫn còn có lãi. Kết quả kinh doanh lỗ của SJS chủ yếu do bán hàng thấp hơn giá vốn, cộng thêm chi phí quản lý trong kỳ tăng quá cao. Cụ thể, chi phí quản lý quý 3 tăng hơn 6 tỷ đồng, chiếm 19.57 tỷ đồng và chiếm tháng lên đến 86.62 tỷ, hơn gấp đôi cùng kỳ.

    Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành (khoảng 40 doanh nghiệp còn lại) tuy lợi nhuận không âm nhưng kết quả kinh doanh thì giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Điểm mặt qua như DIG lãi ròng 9 tháng hợp nhất giảm 60% so với cùng kỳ, ITA giảm 77% hay PV2 giảm 97%...

  • Tồn kho dâng cao: Hơn 51,000 tỷ đồng
  • Câu chuyện hàng tồn kho của thị trường BĐS được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây. Chỉ riêng nhóm doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn, giá trị hàng kho đã lên đến 51,017 tỷ đồng tính đến 30/09/2012, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước tại 44,515 tỷ đồng.

    Hàng tồn kho của các DN bất động sản tại 30/09/2012 (Đvt: tỷ đồng)

    Nguồn: VietstockFinance

    KBC, PRD, SJS, HAG, QCG và ITA là những đơn vị có tồn kho “khổng lồ”, vượt qua con số 3,000 tỷ đồng.

    Cụ thể, giá trị hàng tồn kho lớn nhất thuộc về Tổng CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) với hơn 7,000 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó chủ yếu chi phí kinh doanh dở dang ở các dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung (TPHCM) lên đến 2,615 tỷ đồng, Khu đô thị và Dịch vụ Tràng Cát (Hải Phòng) 3,078 tỷ đồng…. Trong khi đó, kết quả kinh doanh 9 tháng lỗ hơn 233 tỷ đồng.

    Với PDR, tính đến hết tháng 9/2012, công ty vẫn chôn tiền vào hai dự án The EverRich 2 và 3 với tổng giá trị gần 4,200 tỷ đồng và đều đang trong giai đoạn xây dựng dở dang.

    Tuy nhiên, đáng kể nhất là giá trị hàng tồn kho của SJS tính đến 30/09/2012 tăng đột biến gần 25 lần so với cùng kỳ lên 4,192 tỷ đồng. Tồn kho tập trung chính vào hai dự án Khu Đô thị Nam An Khánh (Hà Nội) đang dở dang với gần 2,000 tỷ đồng và dự án Khu đô thị mới Hòa Hải Đà Nẵng gần 1,126 tỷ đồng.

    Trong khi đó, giá trị hàng tồn kho của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) dù chiếm hơn 3,860 tỷ đồng, nhưng đã giảm đáng kể so với cùng kỳ do thời gian qua tập đoàn đã giảm mạnh giá bán các dự án để hạ thấp giá trị hàng tồn kho và thu hồi vốn hoạt động. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với Sacomreal khi giá trị hàng tồn kho giảm gần 8% cùng kỳ, còn 2,600 tỷ đồng.

  • Nợ: Khi gió thành bão
  • Ngoài gánh nặng hàng tồn kho, các doanh nghiệp BĐS tiếp tục ám ảnh bởi những khoản nợ nần chồng chất. Chỉ có khoảng 1/3 doanh nghiệp trong ngành có hệ số nợ (nợ phải trả/vốn chủ sở hữu) nhỏ hơn 1, còn lại đa số có hệ số lớn hơn 1 và vượt quá hệ số trung bình của ngành. Thực trạng này đã kéo dài trong những năm qua và thực sự bùng nổ trong hai năm gần đây.

    Tổng nợ phải trả của DN bất động sản tại 30/09/2012 (Đvt: Tỷ đồng)

    Nguồn: VietstockFinance

    Tập đoàn của bầu Đức (HAG) hiện đang dẫn đầu về nợ phải trả với hơn 17,688 tỷ đồng, nâng hệ số nợ hiện lên 1.8. Trong hơn 6,000 tỷ đồng nợ ngắn hạn của HAG tại 30/09/2012, có gần 2,000 nợ vay và hơn 1,000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Mới đây nhất thì HAG đã có thông báo về việc lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành riêng lẻ và cho cổ đông hiện hữu, tổng cộng phát hành 175 triệu cổ phiếu để hoán đổi với trái phiếu đã phát hành trên.

    STL có vốn chủ sở hữu chỉ hơn 169 tỷ đồng, trong khi hệ số nợ (DER) lên đến 30.1 vì sự phát triển của “khối u” nợ phải trả khổng lồ lên đến 5,099 tỷ đồng. Với con số biết ‘nhảy múa’, STL thực sự đang chịu một gánh nặng to lớn với nợ vay ngắn hạn 645 tỷ đồng và dài hạn gần 2,500 tỷ đồng. STL hiện đang có vay Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Quân Đội (MBB), An Bình (ABBank), DaiABank, Agribank, VPBank, ACB, Ngân hàng Lào Việt, Công ty Tài chính CP Sông Đà, Công ty Tài chính CP Điện lực, CTCP Hà Châu OSC, …

    Top 10 DN nợ lớn nhất 9 tháng

    Nguồn: VietstockFinance

    Hầu hết nguyên nhân chính cho những khó khăn được các doanh nghiệp giải thích là bởi yếu tố khách quan, là do sự khó khăn chung của ngành. Nhưng tuyệt nhiên chưa doanh nghiệp nào nhận lỗi về mình vì đầu tư tràn lan, tình trạng đầu cơ, “bơm thổi” quá đà hay những yếu kém nội tại bên cạnh những yếu tố bất lợi chung của thị trường.

    Sanh Tín (Vietstock)

    FFN

    Các tin tức khác

    >   VSC: Chuyển đổi Green DMC thành Công ty TNHH (27/11/2012)

    >   TTF phản pháo vụ "Xô xát vì không cho cổ đông vào họp" (27/11/2012)

    >   EVE dời ĐHCĐ bất thường sang 25/12 (28/11/2012)

    >   Chứng khoán Mekong chuyển trụ sở chính (27/11/2012)

    >   CII: Mạng lưới công ty con phức tạp để lách room nước ngoài? (27/11/2012)

    >   SQC: Tăng sản lượng xỉ titan, lãi ròng 9 tháng cao gấp đôi (27/11/2012)

    >   TET: Bổ sung ngành nghề kinh doanh (27/11/2012)

    >   TMC giảm 14% kế hoạch lãi trước thuế 2012 (27/11/2012)

    >   Bánh kẹo tết dồi dào, giá tăng nhẹ (27/11/2012)

    >   Đại gia thủy sản giảm lợi nhuận (26/11/2012)

    Dịch vụ trực tuyến
    iDragon
    Giao dịch trực tuyến

    Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
    Hướng dẫn sử dụng
    Phiên bản cập nhật