Thứ Năm, 15/11/2012 17:46

Suy thoái gõ cửa Eurozone lần hai kể từ khủng hoảng tài chính

Sự linh hoạt của kinh tế Pháp đã không thể vực dậy cả Eurozone trong khi khủng hoảng nợ công kéo dài 3 năm qua đã kìm chân kinh tế Đức.

* Nam Âu sôi sục tổng đình công

* ECB sẵn sàng kích hoạt chương trình mua trái phiếu

 

Quý 3/2012, kinh tế Eurozone rơi vào cuộc suy thoái thứ hai kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), sản lượng kinh tế của 17 quốc gia Eurozone giảm 0.1% trong quý 3 sau khi giảm 0.2% trong quý 2.

Hai quý sụt giảm liên tiếp đã chính thức đẩy nền kinh tế có quy mô 9.4 ngàn tỷ EUR (12 ngàn tỷ USD) rơi vào suy thoái dù trước đó kinh tế Ý và Tây Ban Nha liên tục suy giảm trong một năm qua và Hy Lạp đang trải qua thời kỳ đình đốn toàn diện.

Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone, không thể cứu khu vực tránh khỏi suy thoái kép dù đã nỗ lực xoay sở để đạt được mức tăng trưởng 0.2% trong quý 3. Các quốc gia lớn như Ý, Tây Ban Nha và Hà Lan đều sụt giảm trong khi Bỉ - nhà xuất khẩu lớn của khu vực – lại trì trệ.

Hàng triệu người dân châu Âu đang biểu tình chống lại các biện pháp cắt giảm chi tiêu công được các nhà làm chính sách Liên minh châu Âu (EU) xem là cần thiết để chấm dứt khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, số khác lại đổ thừa đây chính là nguyên nhân dẫn đến suy thoái.

Cách đây ít ngày, Ủy ban châu Âu (EC) dự báo kinh tế Eurozone giảm 0.4% trong năm 2012. Hiện kỳ vọng phục hồi vào năm tới cũng trở nên mờ nhạt khi EC cho rằng nền kinh tế sẽ chỉ tăng trưởng 0.1% trong năm 2013.

Sự phục hồi của Eurozone có thể rất quan trọng đối với các khu vực còn lại trên thế giới khi Mỹ và Trung Quốc đang vật lộn để chống chọi với tác động của cuộc khủng hoảng tới khả năng tăng trưởng và làm ăn có lãi của các doanh nghiệp.

Trong một dấu hiệu tích cực, Eurostat cho rằng lạm phát tháng 10 của Eurozone giảm từ 2.6% xuống 2.5%, dấu hiệu cho sự chấm dứt tình trạng lạm phát cao kéo dài – một trong những yếu tố khiến tình hình trở nên khó khăn hơn.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Nam Âu sôi sục tổng đình công (15/11/2012)

>   Fed có thể tung gói kích thích mới vào đầu 2013 (15/11/2012)

>   BoE hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Anh trong 2013 (15/11/2012)

>   "Không cần thêm biện pháp với tài chính công Italy" (15/11/2012)

>   Thặng dư thương mại của Đức cao kỷ lục năm 2012 (15/11/2012)

>   EU thông qua hỗ trợ tài chính 5 tỷ euro cho Ai Cập (14/11/2012)

>   Nợ công của Italy lại tăng lên mức cao kỷ lục mới (14/11/2012)

>   CPI của Anh đã tăng cao trở lại trong tháng 10 (14/11/2012)

>   Kazakhstan nỗ lực hoàn tất đàm phán gia nhập WTO (14/11/2012)

>   Các công ty năng lượng Anh bị tố "làm giá" khí đốt (14/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật