Thứ Năm, 22/11/2012 14:22

NHTW Ấn Độ cấm ngân hàng cho vay mua vàng

Nhằm giảm nhập khẩu vàng và để đảm bảo cán cân vãng lai không bị thâm hụt vượt ngưỡng cho phép, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) vừa ban hành lệnh cấm các ngân hàng cho vay mua vàng.

 

Thông báo này được RBI phát đi ngày 19/11/2012 trên Website. Cụ thể, RBI yêu cầu các ngân hàng nước này không cho vay với mục đích mua vàng vật chất như trang sức, vàng xu, vàng thỏi hay các sản phẩm tài chính có liên quan đến vàng như đầu tư vào quỹ tín thác. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn được phép cung cấp tài chính cho các nhu cầu vốn lưu động liên quan đến các sản phầm vàng trang sức (theo thông báo phát đi hôm 30/10/2012 của RBI). Người phát ngôn của RBI hiện chưa cho biết lý do của lệnh cấm trên.

Ấn Độ là quốc gia có nhu cầu về vàng rất lớn, trong đó chủ yếu là vàng trang sức, khiến Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới. Năm ngoái, Ấn Độ nhập khẩu kỷ lục 969 tấn vàng, tăng so với con số 958 tấn nhập khẩu năm 2010.

Nhập khẩu vàng và dầu thô là hai nguyên nhân chính khiến cán cân tài khoản vãng lai Ấn Độ bị thâm hụt, mức thâm hụt lên đến 3,9% GDP trong quý II năm nay, vượt quá ngưỡng cho phép của RBI là 2-3%.

Vaibhav Agrawal, chuyên gia phân tích tại Công ty TNHH Angel Broking có trụ sở tại Mumbai nhận định động thái này của NHTW Ấn Độ là một biện pháp được tính toán thận trọng và đảm bảo sự an toàn cho nền kinh tế vốn đang gia tăng lo ngại về thâm hụt cán cân vãng lai. Vị chuyên gia này cũng lý giải việc giá vàng tăng phi mã trong thời gian qua ngoài yếu tố cung-cầu trên thị trường thế giới thì nhu cầu vàng quá lớn từ Ấn Độ cũng chính là một tác nhân. Những năm gần đây khi kinh tế suy thoái, cùng những bất ổn tài chính tại khu vực châu Âu và Mỹ, người dân tại nhiều quốc gia trong đó có Ấn Độ đã tích cực mua gom vàng như tìm một “vịnh tránh bão” để ứng phó với lạm phát, khiến giá vàng leo thang.

Đ ộng thái này của RBI không phải là biện pháp đầu tiên mà các nhà làm chính sách Ấn Độ áp dụng nhằm giảm nhập khẩu vàng. Đầu năm nay, chính phủ Ấn Độ đã hai lần tăng thuế đánh vào vàng nhập khẩu, lần gần đây nhất là tăng gấp đôi thuế nhập khẩu lên 4%. Vào phiên giao dịch đặc biệt hôm 11/11 trùng với ngày lễ hội, các nhà đầu tư Ấn Độ đã mua 22,32 tỷ rupee vàng (407 triệu USD) qua các quỹ tín thác do kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh trong khi châu Âu còn ngập trong nợ nần và Mỹ đối mặt nguy cơ tài khóa đầy bất ổn.

Tại Việt Nam, mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã có văn bản số 7019/NHNN-QLNH ngày 26/10 yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) còn số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng thực hiện một số nội dung để chấm dứt huy động vốn bằng vàng theo quy định tại Thông tư 12/2012/TT-NHNN. Theo văn bản số 7019/NHNN-QLNH, để khẩn trương chấm dứt huy động vốn bằng vàng theo đúng quy định tại Thông tư 12/2012/TT-NHNN ngày 27/4/2012 (Thông tư 12) và bảo đảm an toàn thanh khoản vàng cho các TCTD, NHNN yêu cầu các TCTD đang huy động và còn số dư cho vay vốn bằng vàng thực hiện một số nội dung sau: Các TCTD được tiếp tục phát hành chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng từ nay đến hết ngày 24/11/2012 . Thời gian đáo hạn của các chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng được phát hành mới không vượt quá ngày 30/6/2013 .

Kim Chi

SBV

Các tin tức khác

>   Vàng và USD cùng tăng giá (22/11/2012)

>   Vàng lên sát 1,730 USD/oz sau số liệu của IMF (22/11/2012)

>   Vàng miếng – từ chính sách của ngân hàng đến “đối sách” cuộc sống (22/11/2012)

>   Nên tiếp tục không cho nhập vàng (21/11/2012)

>   Vàng trong nước quay đầu giảm nhẹ theo thế giới (21/11/2012)

>   Loại tay chơi lớn khỏi thị trường vàng (21/11/2012)

>   Bù lỗ vàng cho đại gia? (21/11/2012)

>   Vàng sụt gần 11 USD/oz sau số liệu nhà ở Mỹ lạc quan (21/11/2012)

>   Giá vàng tăng trên 200.000 đồng (20/11/2012)

>   Vàng nhảy vọt gần 20 USD/oz lên cao nhất một tháng (20/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật