Thứ Năm, 01/11/2012 21:35

Kinh tế châu Á đã chạm đáy

Những dấu hiệu suy giảm mạnh ở các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương dường như đã dịu đi. Tình hình sản xuất ở Hàn Quốc tăng lần đầu tiên trong 4 tháng, tỷ lệ thất nghiệp ở Singapore giảm, tốc độ tăng trưởng của Đài Loan đang phục hồi.

 

Sản lượng công nghiệp của Hàn Quốc tăng 0,8% trong tháng 10 nhờ doanh số ô tô và đồ điện tử tăng, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore giảm còn 1,9%, mức thấp nhất kể từ quý 1 năm 2011. GDP Đài Loan tăng 1,02% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 0,18% trong quý 2.

Kinh tế Trung Quốc đã có những dấu hiệu phục hồi trong quý này, nhờ những triển vọng lạc quan hơn về xuất khẩu. Mặc dù thị trường chứng khoán châu Á đã có những dấu hiệu khởi sắc hơn nhưng sự phục hồi chung vẫn đang bị trì hoãn bởi sự suy giảm liên tục của Nhật Bản, tăng trưởng hạn chế ở Mỹ và châu Âu. Điều này gây sức ép

Edward Lee, nhà kinh tế của Standard Chartered tại Singapore nhận định :”Kinh tế châu Á dường như đã chạm đáy, nhưng chúng ta sẽ không nhìn thấy một sự phục hồi mạnh trong ngắn hạn do môi trường chung của toàn cầu chưa khả quan. Vẫn còn những điểm trũng trong nền kinh tế thế giới và chúng sẽ ảnh hưởng đến châu Á. Ở một số nơi, chúng ta vẫn đang kêu gọi nới lỏng chính sách tiền tệ, kể cả ở Thái Lan và Hàn Quốc”.

Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương đã tăng nhẹ hôm nay, mức sụt giảm trong tháng trước. Đồng won Hàn Quốc đã chạm mức cao nhất trong 13 tháng trong khi đồng đô la Úc và New Zealand cũng tăng, sau các dữ liệu kinh tế tháng 9 mới công bố tốt hơn dự báo ở cả hai nước.

Số đơn xin cấp phép xây nhà ở Australia trong tháng 9 đã tăng mạnh, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu nhà ở phục hồi sau khi ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất. Số đơn cấp phép xây và sửa chữa nhà tăng 7,8% so với tháng 8. Tại New Zealand, con số này cũng tăng lên mức cao nhất trong hơn 4 năm qua.

Theo một báo cáo về tài chính của ngân hàng trung ương Hàn Quốc với quốc hội, đà tăng trưởng của nước này vẫn đang yếu. Nhu cầu tiêu dùng yếu và lòng tin của nhà đầu tư có thể trì hoãn sự phục hồi, trong khi rủi ro tín dụng của hộ gia đình và doanh nghiệp có thể tăng do nợ mua nhà tăng và kinh tế đang tăng trưởng chậm.

Ngân hàng trung ương Thái Lan vừa bất ngờ cắt giảm lãi suất hôm 17/10, với những trích dẫn về triển vọng toàn cầu bất ổn và sự đe doạ với các nền kinh tế trong khu vực do kinh tế thế giới suy giảm.

Một số chính phủ châu Á đang hạn chế những nỗ lực kích thích kinh tế khi tăng trưởng toàn cầu vẫn chậm. Một số nước đã dừng việc cắt giảm lãi suất để dành áp dụng trong trường hợp cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tồi tệ hơn. Một số nước trong đó có Singapore và Hồng Kông đang áp dụng các biện pháp ngăn chặn bong bóng giá tài sản.

Ông Ma Tieying, nhà kinh tế của DBS tại Singapore nhận xét “Đã có những cải thiện dựa theo dữ liệu kinh tế hàng quý, vì thế có cơ sở để nói rằng nền kinh tế đã chạm đáy. Điểm gây thất vọng nhất hiện nay là mức tiêu dùng tư nhân. Để có sự phục hồi thực sự, chúng ta cần thấy được sự tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu”.

Dương An - (theo Bloomberg)

vnmedia

Các tin tức khác

>   Thêm một nước "dọa" phủ quyết ngân sách của EU (01/11/2012)

>   Trung Quốc bơm kỷ lục hơn 60 tỷ USD vào hệ thống tài chính (01/11/2012)

>   Huy động vàng trong dân: Chuyện ở... Thổ Nhĩ Kỳ (01/11/2012)

>   Malaysia đóng cửa DN vàng vì kinh doanh trái phép (01/11/2012)

>   Deutsche Bank sa thải 1.993 người (31/10/2012)

>   Hy Lạp đã đạt thỏa thuận với bộ 3 các chủ nợ quốc tế (31/10/2012)

>   Kinh tế Nhật Bản có nguy cơ tạm ngừng phục hồi" (31/10/2012)

>   Tây Ban Nha vẫn chưa xin cứu trợ dù lún sâu vào suy thoái (31/10/2012)

>   Các tổ chức kinh tế muốn Eurozone tiếp tục cải cách (31/10/2012)

>   Ngân hàng số 1 Thụy Sĩ UBS bị lỗ nặng trong quý 3 (31/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật