Thứ Tư, 14/11/2012 15:09

Khi Garmex muốn dứt bỏ gia công

Vừa trở về sau chuyến đi tìm hiểu nguồn nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc, ngay hôm sau toàn bộ lãnh đạo công ty Garmex Sài Gòn chuyên xuất khẩu áo jacket sang thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật đã họp để bàn chiến lược mới.

Trong lúc các doanh nghiệp trong ngành chỉ mong có đơn hàng sản xuất thì GMC đã đầu tư mở rộng nhà máy.

Chiến lược mới mà công ty này đang thực hiện là chuyển đổi mô hình sản xuất từ FOB chỉ định (nhà nhập khẩu chỉ định nguồn nguyên liệu) sang FOB toàn phần (công ty tự mua nguồn nguyên liệu, tự may và chào bán sản phẩm). Khi GMC thực hiện FOB toàn phần thì sẽ tăng thêm được lợn nhuận do tiếc kiệm được chi phí mua nguyên liệu vải. Để thực hiện mô hình này, Garmex Sài gòn có rất nhiều việc phải làm. Đầu tiên là hoàn thành kế hoạch của năm.

May có chiến lược dự phòng

Không như thường lệ, cuối năm 2011 khách hàng quen của công ty từ châu Âu sang thăm công ty nhưng chỉ chào xã giao mà không có động thái đặt đơn hàng cho năm 2012. Điều này chứng tỏ năm 2012 công ty sẽ không đặt đơn hàng, ngay lập tức, GMC nhanh chóng tiến hành phương án dự phòng, xúc tiến chào hàng sang thị trường Mỹ. Nhờ sự nhanh nhạy này mà GMC đã hoàn thành được kế hoạch cho năm 2012.

Đúng như dự đoán, trong 6 tháng đấu năm nay, đơn hàng từ thị trường Mỹ đã tăng từ 20% lên 50% trong khi đơn hàng từ châu Âu giảm từ 60% xuống 20% so với những năm trước. Nhờ đón trước những khó khăn, nên tính đến hết tháng 10, kế hoạch của cả năm đã hoàn thành.

Doanh thu đạt 900 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 55 tỉ đồng (44 tỉ đồng sau thuế). Mục tiêu trong 2 tháng cuối năm của GMC là phấn đấu doanh thu 1.000 tỉ đồng và lợi nhuận khoảng 60 tỉ đồng. Ông Lê Quang Hùng Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cho biết, mức lợi nhuận này so với vốn điều lệ 88 tỉ đồng thực tế đã đạt được mức tăng trưởng 50%. Tuy nhiên, tham vọng của GMC không chỉ dừng lại ở đó. Lúc này GMC đang thúc đẩy những chiến lược mới cho 2 năm tới là thoát khỏi FOB chỉ định.

Hiện GMC chỉ mới thực hiện sản xuất theo mô hình FOB chỉ định nên nhà cung cấp nguyên liệu vẫn còn đưa ra giá cao, tính ra lợi nhuận của Công ty làm theo mô hình này chưa thật sự cao như mong muốn. Nếu sản xuất theo FOB toàn phần thì Công ty sẽ tự quyết định mua nguồn nguyên liệu vải với giá rẻ hơn.

Cuối tháng 10 vừa qua, công ty này chính thức thành lập công ty con Sài Gòn Xanh với tỉ lệ góp vốn 51% trong tổng vốn đầu tư 1 triệu USD (tương đương 21 tỉ đồng) cùng với đối tác Công ty Blue Exchange. Nhiệm vụ của công ty này hết sức nặng nề, tìm nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ từ các nước khu vực Asean và xúc tiến thương mại tại Mĩ để tìm nguồn đầu ra trực tiếp.

Chuẩn bị thoát sự chỉ định

Hiện 50% nguồn nguyên liệu của công ty GMC nhập từ Trung Quốc, còn lại một số nước như Pakistan... với mục tiêu tìm nguyên liệu giá rẻ Sài Gòn Xanh đặt một văn phòng tại Hồng Kông chịu trách nhiệm tìm những nguyên liệu tại khu vực Asean. Trong lúc Công ty Sài Gòn Xanh vừa ra mắt thì cũng là lúc Công ty tìm thấy nguồn vải của một đối tác Nhật có nhà máy tại Việt Nam.

Theo ông Hùng, chất lượng nguyên liệu của công ty này tương đương Pakistan nhưng giá lại rẻ hơn nhiều và không tốn phí vận chuyển. Ban đầu, công ty này sẽ cung cấp nguyên liệu tại chỗ giá rẻ cho GMC. Nếu thỏa thuận được, có thể Sài Gòn Xanh sẽ liên kết với công ty này để cung cấp nguyên liệu cho những công ty dệt may trong nước.

Văn phòng của Sài Gòn Xanh tại Califonia, Mỹ có nhiệm vụ tìm hiểu thị hiếu nhu cầu thời trang tại Mỹ và xúc tiến những chương trình chào mẫu trực tiếp tới khách hàng có hệ thống bán lẻ tại nước này. Bước đầu tiên, công ty này tham dự hội chợ các nhà bán lẻ may mặc tại Las Vegas, Mỹ vào tháng 2.2013 để chào hàng.

Tại đây, Công ty sẽ chào những sản phẩm do chính công ty mẹ thực hiện. Ông Hùng cho biết, nếu chào hàng trực tiếp, lợi nhuận của công ty sẽ cao hơn. Ông ví dụ, nếu may theo FOB chỉ định, giá một sản phẩm thường 10 USD, nhưng nếu chào bán trực tiếp giá sẽ ở mức 11-12 USD/sản phẩm, cộng thêm giá nguyên liệu đầu vào giảm thì lợi nhuận công ty sẽ tăng lên. Tuy nhiên, trong thời gian xúc tiến theo mô hình FOB toàn phần, công ty cũng vẫn tiếp tục thực hiện những hợp đồng FOB chỉ định và sẽ chuyển dần khi mọi hoạt động đã đi vào ổn định.

Cũng nằm trong khuôn khổ đầu tư, công ty này cũng chính thức đưa xưởng sản xuất mới tại Quảng Nam vào hoạt động. Trong thời điểm các doanh nghiệp trong ngành chỉ mong có đơn hàng sản xuất thì GMC đã đầu tư mở rộng nhà máy. Thực tế, nhu cầu từ thị trường Mỹ đang tăng và sẽ bắt đầu tăng mạnh vào năm 2014, GMC tận dụng thời điểm giá rẻ để đầu tư nhà máy. Ông Hùng cho biết, giá đất chỉ còn 1,7 triệu đồng/m2, rẻ hơn so với giá trước đây từ 2,5-3 triệu đồng, giá máy móc thiết bị cũng giảm từ 900 USD xuống còn 700 USD/máy, giúp công ty tiết kiệm được 6.000 USD tiền máy móc thiết bị đầu tư tại xưởng mới này.

Thực tế, đây là một động thái chuẩn bị cho tương lai khi Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương giữa Mỹ và các nước trong Asean (TPP) được ký kết. Khi đó, sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ còn 0-5% thuế nếu nguyên liệu có nguồn gốc từ những nước trong khối Asean hoặc trong nước.

Một câu hỏi là vốn ở đâu để Garmex thực hiện những chiến lược dài hơi này? Ngoài ngân hàng, công ty này có 2 nguồn chính, một là tận dụng liên kết cùng Blue Exchange trong việc thành lập công ty con Sài Gòn Xanh, Blue sẽ góp 49% vào công ty này. Phát hành thêm cổ phiếu là phương án công ty đang thực hiện.

Thanh Hương

nhịp cầu đầu tư

Các tin tức khác

>   KDC: Lãi 9 tháng 407 tỷ đồng, đạt 81% kế hoạch (14/11/2012)

>   PVX: 9 tháng lỗ ròng hợp nhất 482 tỷ đồng (14/11/2012)

>   GAS: 9 tháng lãi hợp nhất 7,152 tỷ đồng, vượt 35% kế hoạch (14/11/2012)

>   SII: Quý 3, phát triển quy mô, lãi đột biến (14/11/2012)

>   Techcombank: Lãi ròng hợp nhất quý 3 giảm mạnh 27% (14/11/2012)

>   PPC: Lỗ nặng quý 3 kéo theo lãi ròng 9 tháng sụt giảm (14/11/2012)

>   NHS: Lãi ròng 9 tháng giảm mạnh nhưng vẫn vượt 8% kế hoạch (14/11/2012)

>   LSS: Quý 3, lãi ròng công ty mẹ giảm tới 85% (14/11/2012)

>   ELC: Lãi ròng 9 tháng đạt 69% kế hoạch năm (14/11/2012)

>   COM: Điều chỉnh giảm nhiều chỉ tiêu 2012 (14/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật