Chủ Nhật, 25/11/2012 21:58

Đức lạc quan về vấn đề ổn định mức nợ của Hy Lạp

Các đại diện của Đức, nước đóng góp chính cho các gói cứu trợ ở Khu vực đồng euro (Eurozone), lạc quan cho rằng các bộ trưởng tài chính Eurozone, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ đạt được thỏa thuận tại cuộc gặp lần thứ ba bàn về cách thức ổn định mức nợ của Hy Lạp vào ngày 26/11, trong khi Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras cũng chia sẻ sự lạc quan đó.

Bộ trưởng Yannis Stournaras cho rằng các bên sắp đạt được sự thỏa hiệp khi IMF đã chấp nhận nới lỏng mục tiêu về nợ của Hy Lạp năm 2020 xuống 124% GDP từ mức dự tính ban đầu là 120% GDP và coi đây là mức có thể xoay xở được.

Về phía các bộ trưởng tài chính Eurozone, nhóm này đã nhất trí về các biện pháp giảm mức nợ của Hy Lạp xuống 130% GDP vào năm 2020. Tuy nhiên, độ vênh ở mức 5-6 điểm phần trăm giữa hai quan điểm cũng tương đương 10 tỷ euro (13 tỷ USD) và được cho là quá lạc quan.

Hiện Liên minh châu Âu và IMF đang cân nhắc các biện pháp kết hợp nhằm hạ mức nợ của Hy Lạp, như hạ lãi suất và kéo dài thời hạn thanh toán các khoản nợ của nước này, mua lại nợ và ECB từ bỏ khoản lợi nhuận có được từ trái phiếu của Hy Lạp.

Các quan chức Bộ Tài chính Hy Lạp nói ECB có thể không lấy 9 tỷ euro lợi nhuận nhằm góp phần hạ tỷ lệ nợ của Hy Lạp vào năm 2020 từ mức ước tính 144% GDP.

Các giải pháp khác là tiết kiệm 8 tỷ euro từ việc hạ lãi suất, triển hạn việc thanh toán nợ và chi 10 tỷ euro để mua với giá hạ 30 tỷ euro nợ của Hy Lạp.

Theo các ước tính hiện nay của Chính phủ Hy Lạp, nợ của nước này sẽ là 340,6 tỷ euro, tương đương 175,6% GDP vào cuối năm 2012 và đạt đỉnh 357,7 tỷ euro, tức gần 191% GDP, vào năm 2015.

Theo một tài liệu được đưa ra tại cuộc họp vừa qua của các bộ trưởng tài chính Eurozone, nợ của Hy Lạp sẽ không thể giảm xuống 120% GDP vào năm 2020, trừ phi các chính phủ Eurozone chấp nhận xóa một phần nợ, song giải pháp này hiện đang bị Đức phản đối.

Các nhà tài trợ quốc tế vẫn tranh cãi trong việc tiếp tục giải ngân các khoản vay cho Hy Lạp, dù nước này đã chấp nhận các biện pháp khắc khổ không được lòng dân.

Thời gian không còn nhiều khi thời hạn thanh toán cho một khối nợ lớn tiếp theo của Hy Lạp sẽ đến vào giữa tháng 12 tới và nước này cần thêm gần 44 tỷ euro để tái cấp vốn cho các ngân hàng cũng như ổn định nền kinh tế./.

Lê Minh

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Kinh tế Canada: tỷ lệ lạm phát ổn định ở mức 1,2% (25/11/2012)

>   Credit Suisse chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh (25/11/2012)

>   S&P hạ bậc tín nhiệm của Tây Ban Nha và Hungary (24/11/2012)

>   Kiều hối Philippines đạt 24 tỷ USD trong năm 2012 (23/11/2012)

>   Đầu tư nước ngoài vào Nga 9 tháng đầu năm giảm (23/11/2012)

>   Eurozone suy giảm tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2009 (23/11/2012)

>   S&P giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm của Pháp (23/11/2012)

>   EU vẫn bất đồng về dự thảo ngân sách 2014-2020 (23/11/2012)

>   Một quỹ đầu tư Mỹ khởi kiện chính phủ Hàn Quốc (23/11/2012)

>   Thị trường trái phiếu châu Á vẫn còn nhiều nguy cơ (23/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật