Thứ Năm, 22/11/2012 22:35

Công ty cổ phần của các hội: Nhiều thầy, ít thợ

Có nhiều tổ chức hội xây dựng đề án, kế hoạch thành lập công ty cổ phần (CP) với mục đích tạo nguồn thu nhằm đẩy mạnh hoạt động hội, thế nhưng sau thời gian hoạt động, gần như các công ty này đều đóng cửa.

Mô hình hợp tác HAWA và HAWA Corporation khá thành công

Đi đầu trong việc thành lập công ty CP của hội quận, huyện là Hội Doanh nghiệp (DN) Hóc Môn với Công ty CP Doanh nhân Hóc Môn gồm 15 thành viên tham gia góp vốn, hầu hết đều nằm trong Ban chấp hành Hội, nhưng hoạt động chưa đầy 2 năm, công ty này đã đóng cửa.

Tiếp đến là trường hợp của Công ty CP Dịch vụ và Xúc tiến thương mại Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA TPS), hoạt động chính là tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, "thay ngôi đổi chủ” đôi lần, công ty này lỗ hàng tỷ đồng.

Câu chuyện về các tổ chức hội bắt đầu rục rịch thành lập công ty CP với mục đích tạo nguồn thu cho hoạt động hội, đẩy mạnh đầu mối giao thương giữa các DN trong tổ chức đã được các vị lãnh đạo hội mang ra bàn luận trong kỳ họp Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 9, nhiệm kỳ V (2009 - 2014) của Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA), với sự tham dự của đại diện các hội, câu lạc bộ thành viên và các đơn vị trực thuộc hồi tháng 7/2012, song dường như tất cả đều quá muộn vì tại thời điểm đó, các công ty đã lâm vào tình trạng ngưng hoạt động.

Nói về vấn đề này, ông Huỳnh Văn Hải, Chủ tịch Hội DN Hóc Môn, cho biết, từ thực tế hội không có kinh phí để hoạt động nên anh em trong hội bàn bạc thành lập công ty dưới hình thức công ty CP để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho hội, đảm bảo quyền lợi hội viên.

Năm 2008, Hóc Môn chưa có chính sách về đất đai cũng như quy hoạch các khu công nghiệp (KCN), nên các DN mở nhà máy xen kẽ vào khu dân cư.

Sau đó, khi có chính sách về quy hoạch, môi trường... thì sự phát triển của các DN hết sức khó khăn, các DN ở Hóc Môn đứng ra xin UBND Huyện cho thành lập KCN (dự kiến có diện tích trên 60ha tại xã Xuân Thới Sơn), đồng thời phát triển các dự án phân hữu cơ và trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, do lợi thế của Hóc Môn là nông nghiệp.

Tuy nhiên, số tiền đền bù giải tỏa lên đến cả nghìn tỷ đồng, gặp lúc kinh tế suy thoái, có sự lồng ghép lợi ích cá nhân vào lợi ích chung của tập thể, kế hoạch diễn ra không như ban đầu, sai định hướng, nên sau 2 năm công ty đã chấm dứt hoạt động, mỗi người lỗ vài trăm triệu đồng.

"Từ đó mới thấy việc hoạch định thì dễ nhưng để hoạt động tốt lại rất khó, nguyên nhân là do có quá nhiều "ông chủ” tham gia trong ban lãnh đạo công ty, nhưng lại không chọn được người dốc toàn tâm toàn lực cho công ty chung của hội, bởi ai cũng có DN riêng. Trong khi đó, người đồng ý kiêm nhiệm vai trò giám đốc lại chưa đặt vấn đề tập thể lên hàng đầu. Và một khi lợi ích cá nhân được đặt cao hơn lợi ích tập thể thì việc đóng cửa là điều tất yếu", ông Hải nói.

Theo ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch HUBA, nguyên nhân không thành công của việc thành lập công ty CP cũng xuất phát từ việc "nhiều thầy, ít thợ". Ai cũng có ý kiến, nhưng không có người làm, mười người mười ý, vì vậy sẽ rất khó để hoạt động.

Trên thực tế, có hội cũng khá thành công trong việc thành lập và điều hành công ty, điển hình là trường hợp của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) với Công ty CP Thủ công Mỹ nghệ Gỗ Liên Minh (HAWA Corporation), thành lập năm 2007, đến nay đã trở thành đơn vị phụ trách chính thức trong công tác tổ chức các sự kiện của Hawa, đồng thời là đầu mối giới thiệu các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam với các DN nước ngoài trong khuôn khổ của Hội.

Chia sẻ về việc tái thiết lập DN, ông Huỳnh Văn Minh cho biết, hiện công ty của Hiệp hội cũng đã hoạch định lại nhân sự, đưa hẳn về một mối để quản lý và đến nay hoạt động của công ty đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực.

Do đó, có thể thấy, vấn đề thành, bại của DN không chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhân sự, định hướng kinh doanh, mà còn ở khả năng tổ chức.

PHAN LÊ

doanh nhân sài gòn

Các tin tức khác

>   "Sale off" thua lỗ (22/11/2012)

>   VinaCapital: N.A.V của VOF đã tăng 158% từ ngày thành lập (22/11/2012)

>   AGR sửa đổi điều lệ (22/11/2012)

>   GBS: Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường (22/11/2012)

>   SHS bổ nhiệm ông Hoàng Đình Lợi làm Giám đốc CN TP.HCM (22/11/2012)

>   Ngành thủy sản - Giá trị nào trong mắt nhà đầu tư? (22/11/2012)

>   PHC: Lãi ròng quý 3 hợp nhất vỏn vẹn 15 triệu đồng (22/11/2012)

>   MPC: Thư giải trình lợi nhuận Công ty Mẹ quý 3/2012 (22/11/2012)

>   CTM: Chuyển văn phòng giao dịch (22/11/2012)

>   Vingroup giành hai giải thưởng quốc tế về BĐS (22/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật